Đề thi Giữa kì 1 Vật lí 8 có đáp án (Đề 4)
-
4226 lượt thi
-
29 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
A – Sai, vì người cầm lái đứng yên so với chiếc xe.
B – Sai, vì người ngồi sau đứng yên so với người cầm lái.
C – Đúng
D – Sai, vì hai người chuyển động so với bánh xe.
Chọn đáp án C.
Câu 2:
Quỹ đạo chuyển động của một viên phấn rơi từ trên cao xuống là đường thẳng.
Chọn đáp án C.
Câu 3:
A – Đúng
B – Sai, vì người soát vé chuyển động so với hành khách.
C – Đúng
D – Đúng
Chọn đáp án B.
Câu 4:
A – Đúng
B – Đúng
C – Sai, vì công thức tính vận tốc là \(v = \frac{S}{t}\).
D – Đúng
Chọn đáp án C.
Câu 5:
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
Chuyển động của đầu kim đồng hồ là chuyển động đều.
Chọn đáp án D.
Câu 6:
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác.
Chọn đáp án C.
Câu 7:
Ta có:
- Vận tốc của ô tô: \[40{\rm{ }}km/h{\rm{ }} = 40.\frac{{1000m}}{{3600s}} = 11,1(m/s)\]
- Vận tốc của xe máy: 11,6 (m/s)
- Vận tốc của tàu hỏa: \(600m/phut = \frac{{600}}{{60}}m/s = 10(m/s)\)
Vậy sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần: xe máy – ô tô – tàu hỏa.
Chọn đáp án D.
Câu 8:
Tóm tắt:
\({s_1} = 2km\)
\({v_1} = 2m/s = 7,2km/h\)
\({s_2} = 2,2km\)
\({t_2} = 0,5h\)
\({v_{tb}} = ?\)
Lời giải:
Thời gian mà người đó đi bộ trên đoạn đường đầu là:
\({t_1} = \frac{{{S_1}}}{{{v_1}}} = \frac{2}{{7,2}} = \frac{5}{{18}}(h)\)
Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường là:
\({v_{tb}} = \frac{s}{t} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{2 + 2,2}}{{\frac{5}{{18}} + 0,5}} = 5,4(km/h) = 1,5(m/s)\)
Chọn đáp án D.
Câu 9:
Ta có: \(1m/s = 3,6km/h\)
\(15m/s = 15.3,6(km/h) = 54(km/h)\)
Chọn đáp án D.
Câu 10:
Do A và B cùng ngồi trên hai mô tô chạy nhanh như nhau, cùng chiều nên A và B đứng yên so với nhau và chuyển động so với C.
Chọn đáp án B.
Câu 11:
Tóm tắt
\(s = 1,5km\)
\(v = 10m/s = 36km/h\)
\(t = ?\)
Lời giải:
Thời gian để người đó đi hết quãng đường là:
\(t = \frac{s}{v} = \frac{{1,5}}{{36}} = \frac{1}{{24}}(h) = 2,5(phut) = 150(s)\)
Chọn đáp án C.
Câu 12:
Tóm tắt:
\(s = 1000m\)
t = 2 phút 5 giây = 125 giây
\(v = ?\)
Lời giải:
Vận tốc của học sinh đó là:
\(v = \frac{s}{t} = \frac{{1000}}{{125}} = 8(m/s)\)
Chọn đáp án B.
Câu 13:
Tóm tắt
\({s_1} = 100m\)
\({v_1} = 2m/s\)
\({s_2} = 140m\)
\({t_2} = 30s\)
\({v_{tb}} = ?\)
Lời giải:
Thời gian Hưng đạp xe lên dốc là:
\({t_1} = \frac{{{s_1}}}{{{v_1}}} = \frac{{100}}{2} = 50(s)\)
Vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc là:
\({v_{tb}} = \frac{s}{t} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{100 + 140}}{{50 + 30}} = 3(m/s)\)
Chọn đáp án D.
Câu 14:
Tóm tắt:
Lúc 5h sáng Tân chạy thể dục từ nhà ra cầu Đại Giang.
\({s_1} = {s_2} = 2,5km\)
\({v_1} = {v_2}5km/h\)
Tân về nhà lúc mấy giờ?
Lời giải:
Thời gian Tân chạy từ nhà ra cầu và từ cầu về nhà là:
\(t = \frac{s}{v} = \frac{{{s_1}}}{{{v_1}}} + \frac{{{s_2}}}{{{v_2}}} = \frac{{2,5}}{5} + \frac{{2,5}}{5} = 1(h)\)
Tân về đến nhà lúc: 5 + 1 = 6 (giờ)
Chọn đáp án B.
Câu 15:
Tóm tắt:
Vận tốc trong nửa thời gian đầu: \({v_1} = 40km/h\)
Vận tốc trong nửa thời gian sau: \({v_2} = 30km/h\)
\({v_{tb}} = ?\)
Lời giải:
Gọi thời gian chuyển động của vật là t.
Ta có:
Quãng đường vật đi được trong nửa thời gian đầu là:
\({s_1} = {v_1}.\frac{t}{2} = 40.\frac{t}{2} = 20t(km)\)
Quãng đường vật đi được trong nửa thời gian sau là:
\({s_2} = {v_2}.\frac{t}{2} = 30.\frac{t}{2} = 15t(km)\)
Vận tốc trung bình của vật trong suốt quá trình chuyển động là:
\({v_{tb}} = \frac{s}{t} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{t} = \frac{{20t + 15t}}{t} = 35(km/h)\)
Chọn đáp án D.
Câu 16:
Để biểu diễn vectơ lực người ta dùng một mũi tên có:
- Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt của lực).
- Phương và chiều là phương và chiều của lực.
- Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.
Vậy muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần biết các yếu tố: điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.
Chọn đáp án D.
Câu 17:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Chọn đáp án A.
Câu 18:
A – xuất hiện lực ma sát nghỉ.
B – xuất hiện lực ma sát nghỉ.
C – xuất hiện lực ma sát nghỉ.
D – Không xuất hiện lực ma sát nghỉ vì trên mặt đất phẳng trọng lực và phản lực tác dụng vào hòn đá cân bằng nhau.
Chọn đáp án D.
Câu 19:
Trường hợp ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy là trường hợp ma sát có ích.
Chọn đáp án B.
Câu 20:
Khi xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại, hành khách trên xe sẽ xô người về phía trước do có quán tính.
Chọn đáp án C.
Câu 21:
Khi ô tô đột ngột rẽ sang phải, do có quán tính hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục chuyển động theo hướng cũ nên hành khách thấy mình bị nghiêng người sang bên trái.
Chọn đáp án C.
Câu 22:
Trường hợp không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng là: giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng.
Chọn đáp án C.
Câu 23:
Trên lốp ô tô, xe máy và xe đạp người ta phải xẻ rãnh để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt.
Chọn đáp án C.
Câu 24:
Chuyển động của xe đạp khi thôi không đạp xe nữa là chuyển động do quán tính.
Chọn đáp án D.
Câu 25:
Lực xuất hiện làm mòn lốp xe là lực ma sát.
Chọn đáp án C.
Câu 26:
Lực ma sát có hại trong trường hợp ma sát làm nóng và làm mòn những bộ phận chuyển động của máy móc.
Chọn đáp án B.
Câu 27:
Lực là một đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
- Gốc là điểm đặt của lực.
- Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
- Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.
Trên hình vẽ ta thấy mỗi mắt xích ứng với 10 N \( \Rightarrow \)2 mắt xích ứng với 20N.
Chọn đáp án D.
Câu 28:
Quán tính là tính chất mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
Khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc không liên quan đến quán tính.
Chọn đáp án C.
Câu 29:
Vì vật chuyển động thẳng đều nên: \({F_{ms}} = F = 35(N)\)
Chọn đáp án A.