Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO

Bộ 15 đề thi Học kì 1 Vật lí 8 có đáp án - Đề 1

  • 3429 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một vật đứng yên khi
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Một vật chuyển động khi vật đó thay đổi vị trí so với điểm cố định theo thời gian.

Một vật đứng yên khi vị trí của nó so với 1 điểm không thay đổi.

Giải chi tiết:

Một vật đứng yên khi vị trí của nó so với 1 điểm không thay đổi.


Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là đúng?
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

+ Áp lực là lực ép theo phương vuông góc với mặt bị ép.

+ Áp suất là độ lớn của áp lực trên 1 đơn vị diện tích bị ép: p=FS

Đơn vị: N/m2.

+ Tác dụng của áp lực càng lớn thì áp suất càng lớn.

Giải chi tiết:

+ Áp lực là lực ép theo phương vuông góc với mặt bị ép.

+ Áp suất là độ lớn của áp lực trên 1 đơn vị diện tích bị ép: p=FS

Đơn vị: N/m2.

+ Tác dụng của áp lực càng lớn thì áp suất càng lớn.


Câu 3:

Khi búng hòn bi trên mặt sàn, hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại. Lực do mặt sàn tác dụng lên hòn bi ngăn cản chuyển động của hòn bi là lực
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động của vật.

Lực ma sát lăn xuất hiện khi 1 vật lăn trên bề mặt 1 vật khác.

Giải chi tiết:

Lực ma sát lăn xuất hiện khi 1 vật lăn trên bề mặt 1 vật khác.

Lực giữa viên bi và mặt sàn khi viên bi lăn trên sàn là ma sát lăn.


Câu 4:

Đơn vị nào đây không phải là đơn vị đo áp suất?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Đơn vị đo áp suất là N/m2; Pa, cmHg, mmHg, atm.

Giải chi tiết:

Đơn vị đo áp suất là N/m2; Pa, cmHg, mmHg, atm.

Nên N/m3 không phải đơn vị đo áp suất.


Câu 5:

Trong giờ thể dục, bạn An chạy 60 m hết 10 giây. Vận tốc của An là
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Vận tốc v=St

Giải chi tiết:

Ta có: v=St=6010=6m/s


Câu 6:

Hai viên bi A và B giống hệt nhau, viên bi A được nhúng chìm trong nước, viên bi B được nhúng chìm trong dầu. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Công thức tính lực đẩy Ac-si-met : FA = d.V

Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

Giải chi tiết:

Công thức tính lực đẩy Ac-si-met : FA = d.V;

Trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

Vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu nên lực đẩy Ac- si – met tác dụng lên viên bi chìm trong nước lớn hơn lực tác dụng lên viên bi chìm trong dầu.


Câu 7:

Một vật sẽ nổi trên bề mặt chất lỏng khi
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Một vật sẽ nổi trên bề mặt chất lỏng khi: dcl>dv

Giải chi tiết:

Một vật sẽ nổi trên bề mặt chất lỏng khi : dcl>dv

Trọng lượng riêng của chất lỏng lớn hơn trọng lượng riêng của vật.


Câu 8:

Treo một vật nặng không thấm nước vào lực kế, lực kế chỉ 10N. Nếu nhúng chìm vật vào trong nước, lực kế chỉ 4 N. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật có độ lớn là
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Khi vật được nhúng vào chất lỏng, vật chịu tác dụng của 2 lực: FA và P.

Số chỉ của lực kế: F=P-FA

Giải chi tiết:

Khi vật được nhúng vào chất lỏng, vật chịu tác dụng của 2 lực: FA và P.

Số chỉ của lực kế là: F=F=P-FAFA=P-F=10-4=6N


Câu 9:

Một bình hình trụ cao 50 cm đựng đầy nước, biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3. Áp suất nước tác dụng lên một điểm cách đáy bình 10 cm là
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h

Trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng; h là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng.

Giải chi tiết:

Áp suất chất lỏng: p = d.h

Trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng; h là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng.

Vì điểm ta xét cách đáy bình 10 cm nên độ sâu: h=50-10=40cm=0,4m

Áp suất tại điểm ta xét là: p=d.h=10000.0,4=4000N/m2=4000 Pa


Câu 10:

Một bình thông nhau chứa nước, người ta đổ dầu vào một nhánh, khi các chất lỏng đã đứng yên thì mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 10 cm. Biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là 10 000 N/m3 và 8 000 N/m3. Độ cao của cột dầu là
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Các điểm nằm cùng trên 1 mặt phẳng nằm ngang trong lòng chất lỏng có cùng áp suất.

Xét 2 điểm nằm trên 1 mặt phẳng nằm ngang trong lòng chất lỏng, ở nhánh chứa dầu thì cách mặt dầu là h, nhánh chứa nước thì cách mặt thoáng của nước là h’.

Biết h - 10 = h’

Áp dụng công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h

Giải chi tiết:

Ta có hình vẽ minh họa:

Một bình thông nhau chứa nước, người ta đổ dầu vào một nhánh, khi các chất lỏng (ảnh 1)

Xét hai điểm A và B như hình. Ta có :

 

pA=pBddau.h=dnc.h-108000.h=10000.h-10h=10000.108000=12,5 cm


Câu 11:

Một cốc nước đang được đặt trên một tờ giấy. Làm thế nào để lấy từ giấy ra mà cốc nước vẫn đứng yên. Hãy giải thích cách làm.
Xem đáp án

Đáp án

Phương pháp giải:

Quán tính là đặc tính vật lý của vật, bảo toàn trạng thái chuyển động của vật. Mọi vật không thể đột ngột thay đổi vận tốc khi chịu tác dụng của lực.

Giải chi tiết:

Một cốc nước đang được đặt trên một tờ giấy. Dùng tay tác dụng lực mạnh và nhanh, giật tờ giấy ra, cốc nước vẫn đứng yên. Cốc đang đứng yên, tác dụng lực vào từ giấy, làm giấy chuyển động, còn cốc vẫn đứng yên do quán tính.


Câu 12:

Một bạn học sinh đạp xe đi học trên quãng đường dài 2km mất tổng thời gian là 10 phút.

a) Chuyển động của bạn học sinh là chuyển động đều hay không đều? Vì sao?

b) Tính vận tốc của bạn học sinh đó.

Xem đáp án

Đáp án

Phương pháp giải:

Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không đổi theo thời gian

Áp dụng công thức tính vận tốc trung bình: vtb=St

Giải chi tiết:

a. Chuyển động của bạn học sinh không phải là chuyển động đều, vì trên các đoạn đường chuyển động khác nhau thì vận tốc của bạn không giống nhau, ví dụ khi bắt đầu, bạn sẽ tăng vận tốc từ từ, trước khi dừng hẳn thì sẽ giảm tốc độ từ từ. Vì vậy chuyển động này không đều.

b. Vận tốc trung bình :  vtb=St=210=0,2km/phut=12km/h


Câu 13:

Một vật không thấm nước có trọng lượng riêng dv = 6000 N/m3 được thả vào trong nước có trọng lượng riêng dn = 10 000 N/m3.

a) Vật sẽ nổi hay chìm? Vì sao?

b) Khi vật đứng yên, hãy biểu diễn các lực tác dụng lên nó theo tỉ xích tùy chọn.

c) Nếu vật có dạng hình lập phương, chiều cao h = 10cm thì chiều cao phần chìm trong nước của vật là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án

Phương pháp giải:

a) Vật nổi khi: dcl>dv

b) Khi vật đứng yên, vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng: P và FA

c) Áp dụng công thức : P=FAdv.V=dnc.Vc

Giải chi tiết:

Tóm tắt :

 dv = 6000 N/m3 ; dn = 10 000 N/m3.

a) Vật sẽ nổi hay chìm? Vì sao?

b) Khi vật đứng yên, hãy biểu diễn các lực tác dụng lên nó theo tỉ xích tùy chọn.

c) Nếu vật có dạng hình lập phương, chiều cao h = 10cm thì chiều cao phần chìm trong nước của vật là bao nhiêu?

Bài giải:

a) Vì dn > dv nên vật sẽ nổi

b) Khi vật đứng yên trong nước, vật chịu tác dụng của hai lực : Trọng lực P và lực đẩy Ac – si – mét, đây là hai lực cân bằng

Trọng lực có : phương thẳng đứng, chiều hướng xuống, tác dụng vào vật

Lực đẩy Ac- si – met có phương thẳng đứng, chiều hướng lên, tác dụng vào vật

Biểu diễn

Một vật không thấm nước có trọng lượng riêng dv = 6000 N/m3 được thả (ảnh 1)

c) Gọi độ cao của phần chìm trong nước là a (cm).

Vì hai trọng lực và lực đẩy Ac-si met là hai lực cân bằng nên ta có

P=FAdv.V=dn.Vcdv.S.h=dn.S.adv.h=dn.a6000.10=10000.aa=6cm

Vậy phần chìm trong nước là 6 cm.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương