IMG-LOGO

Bộ 15 đề thi Học kì 1 Vật lí 8 có đáp án - Đề 2

  • 3503 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi:

Xem đáp án

Đáp án B

Bình thông nhau chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên thì mực chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao.


Câu 2:

Tại sao nói Mặt Trời chuyển động so với Trái Đất:
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Một vật là chuyển động so với vật khác khi vị trí của nó thay đổi so với vật đó theo thời gian.

Giải chi tiết:

Một vật là chuyển động so với vật khác khi vị trí của nó thay đổi so với vật đó. Vì vậy Mặt Trời chuyển động so với Trái Đất vì vị trí của Mặt Trời so với Trái Đất thay đổi theo thời gian.


Câu 3:

Trường hợp nào sau đây ma sát là có hại?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Ma sát có thể có lợi hoặc có hại. Ma sát giữa bánh xe và trục quay làm cản trở chuyển động, đồng thời làm mòn trục.


Câu 4:

Một người đi xe đạp trong 45 phút, với vận tốc 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là:
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Công thức liên hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian: S=v.t

Giải chi tiết:

Đổi 45 phút = 0,75 h

Quãng đường người đó đi được: S=v.t=12.0,75=9km


Câu 5:

Một ô tô chuyển động ngày càng xa bến O. Đồ thị nào diễn tả đúng quãng đường đi được của ô tô theo thời gian.
Một ô tô chuyển động ngày càng xa bến O. Đồ thị nào diễn tả đúng quãng (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Công thức liên hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian: S=v.t

Giải chi tiết:

Vì ô tô ngày càng xa bến, nên theo thời gian, quãng đường vật đi được càng tăng.

Áp dụng công thức S=v.t nên đồ thị là đường thẳng xiên góc, có gốc ở O.


Câu 6:

Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?

Xem đáp án

Đáp án C

Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.

Chọn C


Câu 7:

Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều:
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc của vật không thay đổi.

Giải chi tiết:

Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc của vật không thay đổi. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là chuyển động đều.


Câu 8:

Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật có khối lượng 7kg?
Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật có khối lượng 7kg? (ảnh 1)
 

 

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Lực là đại lượng vecto được biểu diễn bằng 1 mũi tên

+ Phương của mũi tên chỉ phương của lực

+ Chiều mũi tên chỉ hướng (chiều) của lực

+ Độ dài mũi tên biểu thị độ lớn của lực theo tỉ lệ xích phù hợp.

Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, độ lớn P = 10.m

Giải chi tiết:

Trọng lực của vật 7kg là: P=10.m=10.7=70N


Câu 9:

Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Mọi vật khi chịu tác dụng của lực thì không thể đột ngột thay đổi vận tốc vì mọi vật đều có quán tính.

Giải chi tiết:

Mọi vật khi chịu tác dụng của lực thì không thể đột ngột thay đổi vận tốc vì mọi vật đều có quán tính.

Xe đạp đang chạy mà thôi không đạp nữa thì còn đi thêm 1 đoạn do quán tính.


Câu 10:

Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Không khí gây ra áp suất lên các vật đặt trong nó gọi là áp suất khí quyển.

Giải chi tiết:

Không khí gây ra áp suất lên các vật đặt trong nó gọi là áp suất khí quyển.

Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ vận dụng sự nở vì nhiệt của chất khí, không phải do áp suất khí quyển gây ra.


Câu 11:

Một thùng cao 1,5m đựng đầy nước, áp suất của nước lên đáy thùng và lên 1 điểm cách miệng thùng 0,5m lần lượt là:
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức p = d.h

Giải chi tiết:

Áp suất tác dụng lên đáy thùng là: p=d.h=10000.1,5=15000Pa

Áp suất tác dụng lên điểm cách miệng thùng 0,5m là:p'=10000.0,5=5000Pa


Câu 12:

Nhúng một vật vào trong chất lỏng thì vật nổi lên khi:
Xem đáp án

Đáp án A

Điều kiện để vật nổi là P < FA


Câu 15:

Hai quả cầu bằng đồng có thể tích bằng nhau, quả cầu thứ nhất nhúng ngập trong nước, quả cầu thứ hai nhúng ngập trong dầu. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét lên quả cầu nào lớn hơn? Vì sao?
Xem đáp án

Đáp án

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức FA = d.V

Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng và V là thể tích phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

Giải chi tiết:

- Hai quả cầu có thể tích bằng nhau nên thể tích chất lỏng bị hai quả cầu chiếm chỗ bằng nhau.

- Vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu nên lực đẩy Ác-si-mét của nước lên quả cầu thứ nhất lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét của dầu lên quả cầu thứ hai.


Câu 16:

Hai xe đạp chuyển động đều. Xe thứ nhất đi được 5km trong 30 phút; xe thứ hai có vận tốc 12km/h. Xe nào chạy nhanh hơn?
Xem đáp án

Đáp án

Phương pháp giải:

+ Độ lớn vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

+ Công thức vận tốc: v=St

Trong đó s là độ dài quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.

Giải chi tiết:

Tóm tắt:

s1=5kmt1=30 phut=12hv2=12km/h

So sánh: v1 và v2

Giải:

Vận tốc xe thứ nhất:v1=s1t1=512=10km/h

Do v2=12km/h>v1=10km/h nên xe thứ hai chạy nhanh hơn.


Câu 17:

Một xe vận tải có khối lượng 2,4 tấn, có 4 bánh xe. Áp suất của xe tác dụng lên mặt đường là 5.104 Pa

a. Tính diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe lên mặt đường?

b. Nếu xe chở 3 tấn hàng thì áp suất của xe tác dụng lên mặt đường là bao nhiêu? (Biết rằng khi đó diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe tăng thêm 300cm2)

Xem đáp án

Đáp án

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính áp suất p=FS

Trong đó: F là áp lực và S là diện tích bị ép.

Giải chi tiết:

Tóm tắt:

m1=2,4T=2400kgP1=24000Np1=5.104 Paa) S1=?b) m2=3T=3000kgP2=30000NS2=300cm2=0,03m2p=?

Giải:

a.

Diện tích tiếp xúc của 4 bánh xe lên mặt đường là:

p1=FS=PSS=Pp1=2400050000=0,48m2

Diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe lên mặt đường là:

S1=0,484=0,12m2

b.

Diện tích tiếp xúc của 4 bánh xe khi chở 3 tấn hàng là:

S1=S1+S2.4=0,12+0,03.4=0,6m2

Áp suất của xe tác dụng lên mặt đường khi chở 3 tấn hàng là:

p=PS1=P1+P2S2=24000+300000,6=90000Pa


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương