Trắc nghiệm GDCD 8 CTST Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm GDCD 8 CTST Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo có đáp án
-
257 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
“Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó trong công việc” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Cần cù là chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó trong công việc.
Câu 2:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “….. là say mê nghiên cứu, tìm tòi trong lao động”.
Đáp án đúng là: C
Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi trong lao động.
Câu 3:
Lao động cần cù được biểu hiện thông qua hành vi nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
- Biểu hiện của cần cù là làm việc thường xuyên, đều đặn, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách.
Câu 4:
Lao động sáng tạo được biểu hiện thông qua hành vi nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
- Biểu hiện của sáng tạo và luôn suy nghĩ, tìm và phát hiện ra cách làm mới hiệu quả để đem lại kết quả cao hơn trong công việc.
Câu 5:
Người có tinh thần cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động,… sẽ
Đáp án đúng là: B
Người có tinh thần cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động,… sẽ luôn được mọi người yêu mến và quý trọng.
Câu 6:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự cần cù, sáng tạo trong lao động?
Đáp án đúng là: C
- Ý nghĩa của sự cần cù, sáng tạo trong lao động:
+ Là phẩm chất cần thiết, là điều kiện giúp con người nâng cao vốn hiểu biết, rèn luyện các kĩ năng, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao trong công việc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
+ Người có tinh thần cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động,… sẽ luôn được mọi người yêu mến, quý trọng.
Câu 7:
Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh về đức tính sáng tạo trong học tập, lao động?
Đáp án đúng là: D
Câu tục ngữ “một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật” phản ánh về đức tính sáng tạo trong học tập và lao động.
Câu 8:
Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” phản ánh về đức tính nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” về đức tính cần cù, chăm chỉ, nhẫn nại, không ngại khó khăn, gian khó trong học tập, lao động…
Câu 9:
Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa phê phán thái độ lười biếng trong lao động?
Đáp án đúng là: D
Câu tục ngữ “Đi cuốc đau tay, đi cày mỏi gối” có hàm ý phê phán thái độ lười biếng trong lao động.
Câu 10:
Câu ca dao “Khi ăn thì sấn cổ vào/ Khi làm cả thảy xé rào chạy khan” muốn phê phán thái độ nào?
Đáp án đúng là: D
Câu ca dao “Khi ăn thì sấn cổ vào/ Khi làm cả thảy xé rào chạy khan” muốn phê phán thái độ lười biếng trong lao động, học tập,…
Câu 11:
Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lao động cần cù, sáng tạo?
Đáp án đúng là: B
Lao động chân tay thì không cần phải sáng tạo, chăm chỉ là ý kiến không đúng. Vì: lao động ở bất cứ lĩnh vực nào cũng cần có sự cần cù, sáng tạo.
Câu 12:
Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động?
Đáp án đúng là: B
- Hành vi của bạn M là biểu hiện của sự cần cù, sáng tạo trong lao động.
Câu 13:
Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Chính quyền địa phương bạn A đang phát động phong trào đan nan tre để làm các sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Bạn A cũng tập làm thử. Thế nhưng, cứ mỗi lần đan nan tre, bàn tay của bạn A lại bị đau. Chỉ làm được vài phút, bạn A lại chán nản và bỏ ngang công việc, đi xem truyện tranh hoặc ti vi. Đã một tuần trôi qua, bạn A vẫn chưa làm được sản phẩm nào hoàn chỉnh.
Câu hỏi: Nếu là bạn thân của A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Nếu là bạn thân của A, em nên khuyên A:
+ Cần chăm chỉ, nỗ lực hơn trong lao động.
+ Học hỏi thêm kinh nghiệm (ví dụ: kĩ thuật đan nan tre, các “mẹo” để giảm tình trạng sưng, đau tức tay,…) của mọi người xung quanh để có thể làm nhanh hơn, nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Câu 14:
Bạn học sinh nào trong tình huống sau đây đã thể hiện thái độ cần cù, sáng tạo trong học tập?
Tình huống. Tuy đã giải được bài toán khó, nhưng bạn M vẫn cố gắng suy nghĩ để tìm thêm các cách giải khác hay hơn. Thấy vậy, bạn C góp ý với M rằng: “Chỉ cần giải theo một cách quen thuộc để tìm ra đáp án đúng là được rồi, việc cậu suy nghĩ thêm cách giải là tốn công vô ích”.
Đáp án đúng là: A
Trong tình huống trên, bạn M đã thể hiện thái độ cần cù, sáng tạo trong học tập.