Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Giáo dục công dân Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình có đáp án

Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình có đáp án

Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình có đáp án

  • 252 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

“Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.


Câu 2:

Hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình.


Câu 3:

Những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình.


Câu 4:

Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bố bạn P chơi lô đề, cờ bạc nên gia đình bạn ngày càng khó khăn. Bố P cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần trong bữa ăn, ông mượn rượu để đánh và mắng chửi mẹ con bạn vô cớ khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng.

Câu hỏi: Theo em, trong tình huống trên, bố bạn P đã có hành vi bạo lực gia đình trên những phương diện nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong tình huống trên, bố bạn P đã có hành vi bạo lực gia đình trên những phương diện thể chất và tinh thần, vì:

+ Bố bạn P đã đánh đập, xâm phạm về thể chất, sức khỏe của mẹ con P.

+ Bố bạn P đã mắng chửi, làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của mẹ con P.


Câu 5:

Nhân vật nào dưới đây đã có hành vi bạo lực gia đình?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Anh C đã có hành vi bạo lực gia đình về mặt tình dục vì anh C đã cưỡng ép chị P sinh con trai để “nối dõi tông đường”.


Câu 6:

Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã có hành vi bạo lực gia đình về mặt tài chính?

Tình huống. Bác T có ba người con là: anh B, chị V và chị M. Các con của bác T đều đã lập gia đình riêng, trong đó, vợ chồng anh B bày tỏ mong muốn: được cùng chung sống để chăm sóc, phụng dưỡng bác T.

Thời gian đầu, vợ chồng anh B luôn lễ phép, kính trọng và chăm sóc bác T chu đáo. Sau một thời gian, anh B vờ lấy lý do “cần vốn làm ăn” để “vay” khoản tiền tiết kiệm của bác T, đồng thời muốn bác sang tên quyền sử dụng đất và ngôi nhà cho mình. Vì thương và tin tưởng các con, nên bác T đã thực hiện theo các yêu cầu của anh B.

Tuy nhiên, sau khi được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vợ chồng anh B đã tỏ thái độ lạnh nhạt, đối xử tệ bạc với bác; đồng thời không hoàn trả lại khoản tiền mà trước đó đã vay.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong trường hợp trên, vợ chồng anh B đã có hành vi bạo lực gia đình về mặt tài chính, vì: vợ chồng anh B đã có hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của bác T (chiếm đoạt khoản tiền tiết kiệm, lừa gạt và chiếm đoạt quyền sử dụng đất,…).


Câu 7:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Hậu quả của bạo lực gia đình:

+ Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội.

+ Gây thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong; làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực;...

- Nội dung đáp án B không phù hợp, vì: có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự tan vỡ hạnh phúc gia đình (ví dụ: bạo lực gia đình; bất đồng về quan điểm sống,…)


Câu 8:

Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Bạo lực gia đình đã và đang gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, như:

+ Ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội.

+ Gây thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong; làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực;...


Câu 9:

Để phòng tránh bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Để phòng tránh bạo lực gia đình, chúng ta:

- Nên:

+ Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình;

+ Kiềm chế cảm xúc tiêu cực;

+ Rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình.

+ Nói với người đáng tin cậy để nhờ can thiệp.

- Không nên: dùng lời nói, thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức, nhờ người khác can thiệp bằng cách thức tiêu cực.


Câu 10:

Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta không nên thực hiện hành vi nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta:

+ Nên: bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, tìm đường thoát, chủ động nhờ người giúp đỡ.

+ Không nên: dùng lời nói, thái độ tiêu cực hoặc sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả.


Câu 11:

Để xử lí hậu quả của bạo lực gia đình, chúng ra không nên thực hiện hành vi nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Để xử lí hậu quả của bạo lực gia đình, chúng ta:

+ Nên: thông báo sự việc với người thân, những người đáng tin cậy; nhờ sự trợ giúp từ bệnh viện, cơ sở tư vấn tâm lí, tổ hoà giải,...

+ Không nên: giấu giếm, bao che cho đối phương; tự tìm cách giải quyết bằng những biện pháp tiêu cực.


Câu 12:

Hành vi của bố mẹ bạn C trong tình huống sau đây thuộc hình thức bạo lực gia đình nào?

Tình huống. Đặt kì vọng quá lớn vào con trai, bố mẹ bạn C bắt con học quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hành vi của bố mẹ bạn C trong tình huống trên thuộc hình thức bạo lực về tinh thần.


Câu 13:

Chủ thể nào dưới đây đã có cách ứng xử tích cực, phù hợp để phòng chống bạo lực gia đình?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong các trường hợp trên, bạn C đã có cách ứng xử tích cực, phù hợp khi đối mặt với nguy cơ bạo lực gia đình.


Câu 14:

Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. H sinh ra và lớn lên tại một bản làng nghèo ở vùng núi phía Bắc. Khi H (14 tuổi), đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, H đã bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng.

Câu hỏi: Nếu là bạn thân của H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong trường hợp trên, nếu là bạn thân của H, em nên:

+ Động viên, an ủi H để H vơi bớt nỗi buồn.

+ Khuyên H nên nhờ tới sự trợ giúp của thầy/ cô giáo chủ nhiệm. Vì: khi biết được sự việc, thầy cô sẽ có nhiều biện pháp tích cực để giúp đỡ H (ví dụ: thầy cô sẽ tới nhà, gặp bố mẹ H để khuyên nhủ họ từ bỏ ý định bắt H đi lấy chồng,…)


Câu 15:

Do kinh doanh thua lỗ, nên gia đình anh C lâm vào tình trạng nợ nần. Buồn chán và nghe theo lời dụ dỗ của nhóm bạn xấu, anh C vướng vào tệ nạn lô đề, cờ bạc với hi vọng “gỡ gạc” được chút tiền về trả nợ. Mặt khác, anh C cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần, trong bữa ăn, anh C đã mượn rượu để đánh đập và mắng chửi vợ mình (chị M).

Nếu là người thân của chị M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong trường hợp trên, nếu là người thân của chị M, em nên:

+ Động viên, an ủi chị M để chị M vơi bớt nỗi buồn.

+ Khuyên chị M nên thông báo sự việc với những người đáng tin cậy để nhờ can thiệp.


Bắt đầu thi ngay