Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Giáo dục công dân Trắc nghiệm GDCD 8 CTST Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại có đáp án

Trắc nghiệm GDCD 8 CTST Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại có đáp án

Trắc nghiệm GDCD 8 CTST Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại có đáp án

  • 101 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến loại tai nạn nào?

Thông tin. Bà C là chủ một cơ sở sản xuất nem chua. Trong quá trình sản xuất, bà C đã bí mật sử dụng một số hóa chất không rõ nguồn gốc, không có thời hạn sử dụng để tẩy trắng bì lợn.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đoạn thông tin trên đề cập đến tai nạn do chất độc hại gây ra.


Câu 2:

Nguy cơ nào dưới đây dẫn đến tai nạn vũ khí?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí là do: cưa, bom mìn; sử dụng vũ khí tự chế,...


Câu 3:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Một số nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ là:

+ Để các đồ dễ bắt lửa sát các đồ tạo nhiệt.

+ Cháy, chập điện do thiết bị điện bị quá tải,…

+ Sử dụng chất nổ trái phép, chất phóng xạ,..

+ Nắng nóng kéo dài/ sấm sét khi mưa giông

+ Trang, thiết bị phòng cháy, chữa cháy không đảm bảo…

- Sử dụng chất bảo quản, phụ gia thực phẩm là nguy cơ dẫn đến ngộ độc thực phẩm.


Câu 4:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn ngộ độc thực phẩm?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Một số nguy cơ dẫn đến tai nạn ngộ độc thực phẩm, là:

+ Sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia thực phẩm.

+ Kim loại nặng lẫn trong thực phẩm.

+ Thực phẩm bị nấm mốc, ôi thiu…


Câu 5:

Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại không gây ra hậu quả nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội.

+ Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái.

+ Gây tổn thương về thể chất thậm chí là tính mạng con người.


Câu 6:

Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Theo Khoản 3, Điều 13 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) nghiêm cấm hành vi: lợi dụng hoạt động phòng cháy, chữa cháy để xâm hại sức khỏe, tính mạng con người; xâm phạm tài sản nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.


Câu 7:

Luật Quản lí vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Khoản 4, Điều 5, Luật Quản lí vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) nghiêm cấm thực hiện hành vi: lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.


Câu 8:

Luật Hóa chất năm 2007 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Khoản 2, Điều 7, Luật Hóa chất năm 2007 nghiêm cấm thực hiện hành vi: không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin không đầy đủ, thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất nguy hiểm.


Câu 9:

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khoản 3, Điều 6, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nghiêm cấm thực hiện hành vi: Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.


Câu 10:

Để phòng ngừa tai nạn bom, mìn, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Để phòng ngừa tai nạn bom, mìn, chúng ta không cưa, đục, mở, tháo chốt bom, mìn.


Câu 11:

Để phòng ngừa tai nạn cháy, nổ, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Để phòng ngừa tai nạn cháy, nổ, chúng ta nên: trang bị các phương tiện chữa cháy đúng tiêu chuẩn.


Câu 12:

Để phòng ngừa tai nạn ngộ độc thực phẩm, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Một trong những biện pháp để phòng ngừa tai nạn ngộ độc thực phẩm là: không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn đã nấu chín.


Câu 13:

Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề: phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ý kiến đúng: phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, ngộ độc thực phẩm… là trách nhiệm của mọi công dân.


Câu 14:

Chủ thể nào dưới đây không vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tai nạn chất độc hại?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hành động báo cảnh sát cứu hỏa khi phát hiện đám cháy của anh V không vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tai nạn chất độc hại.


Câu 15:

Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Anh T sinh ra và lớn lên tại thôn X, xã P – nơi đây từng là cứ địa quan trọng trong chiến tranh, nên còn sót lại nhiều loại bom, mìn, vật nổ nằm trong lòng đất. Một lần, khi đang đi làm rẫy, anh T phát hiện một vật thể lạ, nghi là một quả bom.

Câu hỏi: Trong trường hợp trên, nếu là anh T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong trường hợp trên, nếu là anh T, em nên: tránh xa vật thể lạ, nhanh chóng báo cáo thông tin cho lực lượng công an; đồng thời cảnh báo tới mọi người xung quanh.


Bắt đầu thi ngay