Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 19 (có đáp án): Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế giữa thế kỉ I-VI
Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 19 (có đáp án): Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế giữa thế kỉ I-VI
-
9301 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán
Chọn đáp án: A. vẫn giữ nguyên châu Giao.
Câu 2:
Miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quận
Chọn đáp án: D. Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
Giải thích: Đây là tên 3 quận thuộc lãnh thổ Âu Lạc trước đây. Được người Hán đặt sau khi xâm lược thành công.
Câu 3:
Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trực tiếp cai quản các huyện là
Chọn đáp án: B. người Hán.
Giải thích: Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã đưa người HÁn sang thay người Việt làm huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện.
Câu 4:
Chính quyền đô hộ nắm độc quyền
Chọn đáp án: B. sắt
Giải thích: Nhà Hán nắm độc quyền sắt vì sắt sẽ giúp người dân làm ra công cụ lao động để phát triển kinh tế và đặc biệt là rèn đúc vũ khí để chống nhà Hán.
Câu 5:
Ở Âu Lạc có loại vải rất nổi tiếng, gọi là
Chọn đáp án: A. vải Giao Chỉ.
Giải thích: Vải Giao Chỉ là một loại vải làm bằng tơ chuối, đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ.a
Câu 6:
Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển khai thác san hô bằng cách
Chọn đáp án: B. dùng lưới sắt để khai thác san hô.
Giải thích: Việc dùng lưới sắt cho thấy kĩ thuật rèn sắt của người dân Âu Lạc đã có tiến bộ và sản phẩm ngày càng phong phú.
Câu 7:
Kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng” của cư dân Văn Lang được nói đến trong sách
Chọn đáp án: C. Nam phương thảo mộc trạng.
Giải thích: Kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng” được nhắc đến trong sách Nam phương thảo mộc trạng là nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người dân châu Giao.
Câu 8:
Cư dân Âu Lạc thế kỉ III khi làm gốm đã có thêm kĩ thuật
Chọn đáp án: D. tráng men và trang trí hoa văn.
Giải thích: Nhờ những kỉ thuật này mà sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại và chất lượng.
Câu 9:
Biểu hiện của sự phát triển thương nghiệp thời kì này là
Chọn đáp án: C. xuất hiện nhiều chợ làng và những trung tâm lớn đông dân cư.
Giải thích: Thương nghiệp chính là sự buôn bán trong và ngoài nước, vì thế xuất hiện nhiều chợ làng và những trung tâm lớn đông dân cư chính là biểu hiện của sự phát triển thương nghiệp.
Câu 10:
Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chính sách đưa người Hán sang ở nước ta.
Chọn đáp án: C. chúng quyết tâm đồng hóa dân tộc ta.
Giải thích: Nhà Hán đưa người Hán sang để đồng hóa dân tộc ta trên tất cả các mặt như chữ viết, phong tục tập quán, dòng máu,…
Câu 11:
Nội dung nào sau đây không chính xác khi nhận xét về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu?
Đáp án A
Nhận xét về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu:
- Quy mô: rộng lớn, toàn thể Giao Châu.
- Lãnh đạo: Bà Triệu, xuất thân từ tầng lớp trên trong xã hội, một hào trưởng lớn.
- Lực lượng tham gia: quần chúng nhân dân.
- Cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị từ trước: tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ.
- Kết quả: thất bại.
=> Loại trừ đáp án: A
Câu 12:
Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết: Chính sách “đồng hóa” của các thế lực phong kiến phương Bắc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VI có thực hiện thành công không? Nó thể hiện điều gì?
Đáp án A
Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VI, các thế lực phong kiến phương Bắc luôn thực hiện chính sách “đồng hóa” bởi họ hiểu rằng: chếm được đất chưa hẳn đã thống trị và khuất phục được người Việt mà cần hoàn toàn để cho người Việt theo văn hóa của người Hán. Trải qua nhiều thế kỉ, nhân dân ta vẫn bảo lưu được văn hóa truyền thống của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc. Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc không ai có thể tiêu diệt được nền vằn hóa của dân tộc. Đây cũng chính là nền tảng cho những cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc diễn ra mạnh mẽ qua nhiều thế kỉ