Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 4 (có đáp án): Các quốc gia cổ đại phương Đông
-
4230 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên
Chọn đáp án: A. lưu vực các con sông lớn.
Giải thích: Vì ở đây đất đai phù sa màu mỡ, khí hậu thuận lợi để làm nông nghiệp.
Câu 2:
Nhà nước Phương Đông cổ đại được tổ chức theo thể chế gì?
Chọn đáp án: C. Quân chủ chuyên chế
Giải thích: Nhà nước cổ đại phương Đông do vua đứng đầu, giúp việc cho vua là bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.
Câu 3:
Giai cấp có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của xã hội phương đông cổ đại là?
Chọn đáp án: B. Nông dân công xã
Giải thích: Vì nông dân công xã là bộ phận đông đảo nhất và có vai trò lớn trong sản xuất.
Câu 4:
Các quốc gia cổ đại phương Đông được ra đời thời gian nào?
Chọn đáp án: A. Cuối thiên niên kỷ thứ IV
Câu 5:
Vua được gọi là Pharaong ở
Chọn đáp án: D. Ai Cập
Giải thích: Pharaong trong tiếng Ai Cập có nghĩa là ngôi nhà lớn. Vì thế người đứng đầu ở đây được gọi là Pharaong mang ý nghĩa như người đứng đầu nhà nước.
Câu 6:
Luật Ham-mu-ra-bi của quốc gia nào?
Chọn đáp án: C. Lưỡng Hà
Giải thích: Ở Lưỡng Hà, vua Ham – mu – ra – bi đã ban hành một bộ luật, được khắc trên đá, được gọi là bộ luật Ham – mu – ra – bi.
Câu 7:
Phần trên của bia đá khắc bộ luật Ham-mu-ra-bi khắc hình
Chọn đáp án: B. Thần Sa-mát, vị thần Mặt Trời của Ba-bi-lon cổ.
Câu 8:
Ensi là tên gọi của vua ở quốc gia nào?
Chọn đáp án: B. Lưỡng Hà.
Giải thích: Ensi theo tiếng Lưỡng Hà có nghĩa là người đứng đầu.
Câu 9:
Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm mấy tầng lớp nào?
Chọn đáp án: B. 3
Giải thích: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm 3 tầng lớp là quý tộc, nông dân công xã và nô lệ.
Câu 10:
Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực của sông
Chọn đáp án: A. Sông Nin
Giải thích: Sông Nin được coi là tặng phẩm của Ai Cập, vì tại đây, Ai Cập cổ đại đã được hình thành và tạo nên một nền văn minh rực rỡ.
Câu 11:
Đơn vị kinh tế chủ yếu ở các quốc gia cổ đại phương Đông là
Chọn đáp án: B. công xã
Giải thích: Nông dân nhận ruộng đất cày cấy từ công xã, vì thế nên được gọi là nông dân công xã.