Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX có đáp án(Phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX có đáp án(Phần 2)
-
1102 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là
Đáp án cần chọn là: B
Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công đã nổ ra với các khẩu hiệu “Đảo đảo chuyên chế”, “Đả đảo chiến tranh”, “Ngày làm 8h”. Lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân và binh sĩ diễn trong những năm 1905 – 1907.
Câu 2:
Sự kiện nào được xem là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga?
Đáp án cần chọn là: A
Đỉnh cao của cuộc đấu tranh 1905 – 1907 là cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Mát-xcơ-va tháng 12-1905. Các chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu vô cùng anh dùng trong gần hai tuần lễ. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa bị thất bại vì lực lượng quá chênh lệch.
Câu 3:
Sự kiện nào sau đây được xem là “Ngày chủ nhật đẫm máu”?
Đáp án cần chọn là: D
Ngày 09/01/1905, 14 vạn công nhân Pê-tec-bua và gia đình không vũ khí đến “Cung điện mùa đông” để thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống nhưng họ bị đàn áp bằng súng làm hàng nghìn người chết và bị thương. Đó là "Ngày chủ nhật đẫm máu".
Câu 4:
Cuộc đấu tranh của nhân dân Nga trong những năm 1905-1907 đã giương cao khẩu hiệu gì?
Đáp án cần chọn là: A
Sự thất bại của Nga trong cuộc chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905) đã dẫn đến sự bùng nổ hàng hoạt các cuộc bãi công với những khẩu hiệu “Đả đảo chế độ chuyên chế”, “Đả đảo chiến tranh”, “Ngày làm 8 giờ”,…
Câu 5:
Sự kiện nào đã châm ngòi lửa cho phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga?
Đáp án cần chọn là: B
Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công và biểu tình của quần chúng đã nổ ra với khẩu hiệu: “Đảo đảo chế độ chuyên chế!”, “Đả đảo chiến tranh!”. Các cuộc đấu tranh của quần chúng đã châm ngòi lửa cho cách mạng.
Câu 6:
Đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bùng nổ cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga?
Đáp án cần chọn là: C
Sau khi quân đội và cảnh sát của Nga hoàng gây ra vụ thảm sát “Ngày chủ nhật đẫm máu”, lòng tin của nhân dân Nga vào Nga hoàng đã bị tiêu tan. Họ nhận thấy rằng “Nga hoàng đã đánh chúng ta, chúng ta phải đánh trả lại!”. Cách mạng bùng nổ.
Câu 7:
Cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga không mang ý nghĩa nào sau đây?
Đáp án cần chọn là: D
Cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga đã giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản, làm suy yếu chế độ Nga hoàng; là bước chuẩn bị toàn diện cho cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông vào đầu thế kỉ XX.
=> Loại trừ đáp án: D
Câu 8:
Điểm nào sau đây không chứng tỏ Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới?
Đáp án cần chọn là: D
Khác với cácđảng xã hội dân chủ ở châu Âu, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng vô sản kiểu mới hoạt động dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác, do giai cấp vô sản lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của nông dân, lật đổ chế độ Nga hoàng, thiết lập chế độ chuyên chính vô sản, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
Câu 9:
Bản chất của phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là
Đáp án cần chọn là: A
Phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì:
- Giải quyết những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
- Do giai cấp vô sản lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo nhân dân lao động.
- Đặt cơ sở cho việc chuyển sang Cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
Câu 10:
Nội dung sau đây phản ánh đúng vai trò của Lê -nin đối với Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga?
Đáp án cần chọn là: A
Vai trò của Lê-nin đối với Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga bao gồm:
- Tham gia sáng lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga
- Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác:
+ Năm 1900, Lê-nin cùng các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân Nga.
+ Lê-nin viết nhiều tác phẩm quan trọng nhằm phê phán sâu sắc những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, đồng thời khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của lực lượng này; nhấn mạnh tầm quan trọng của đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải phóng người lao động.