Trắc nghiệm Lịch sử 8 KNTT Bài 3: Cách mạng công nghiệp( Nửa sau thế kỉ 18 - giữa thế kỉ 19) có đáp án
Trắc nghiệm Lịch sử 8 KNTT Bài 3: Cách mạng công nghiệp( Nửa sau thế kỉ 18 - giữa thế kỉ 19) có đáp án
-
826 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, quốc gia đầu tiên ở châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hóa là
Đáp án đúng là: A
Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, quốc gia đầu tiên ở châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hóa là Anh. Thành công của cuộc cách mạng công nghiệp đã đưa Anh trở thành “công xưởng của thế giới”.
Câu 2:
Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trong khoảng thời gian nào?
Đáp án đúng là: C
Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
Câu 3:
Kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt (năm 1784) là phát minh của ai?
Đáp án đúng là: C
Hen-ri Cót là tác giả của kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt (năm 1784).
Câu 4:
Năm 1785, Ét-mơn các-rai chế tạo ra
Đáp án đúng là: B
Năm 1785, Ét-mơn các-rai chế tạo ra máy dệt, có năng suất tăng gấp 39 lần so với dệt tay.
Câu 5:
Động cơ hơi nước là phát minh của ai?
Đáp án đúng là: D
Năm 1769, Giêm Oát chế tạo ra động cơ hơi nước. Tới năm 1784, động cơ hơi nước được hoàn thiện và được đưa vào sử dụng trong các công xưởng.
Câu 6:
Đâu không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX)?
Đáp án đúng là: D
Tàu điện siêu tốc không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX)
Câu 7:
Kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt và phương pháp luyện sắt thành thép là những phát minh trên lĩnh vực nào?
Đáp án đúng là: B
Kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt và phương pháp luyện sắt thành thép là những phát minh trên lĩnh vực luyện kim.
Câu 8:
Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra
Đáp án đúng là: A
Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.
Câu 9:
Đến đầu thế kỉ XIX, nhờ tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, nước Anh đã vươn lên trở thành
Đáp án đúng là: B
Đến đầu thế kỉ XIX, nhờ tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, Anh từ một nước nông nghiệp đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất lúc bấy giờ. Nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.
Câu 10:
Nhờ tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, đến nửa sau thế kỉ XIX, kinh tế Pháp đã phát triển nhanh chóng, vươn lên chiếm giữ vị trí
Đáp án đúng là: B
Nhờ tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, đến nửa sau thế kỉ XIX, kinh tế Pháp đã phát triển nhanh chóng, vươn lên chiếm giữ vị trí thứ hai thế giới về sản xuất công nghiệp (sau Anh).
Câu 11:
Những ngành kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong quá trình tiến hành cách mạng công nghiệp ở Đức (đầu thế kỉ XIX)?
Đáp án đúng là: C
Ở Đức, cách mạng công nghiệp bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX, phát triển dựa trên một nền công nghiệp nặng hiện đại, tập trung, trong đó, công nghiệp luyện kim và hóa chất đóng vai trò chủ đạo.
Câu 12:
Đến giữa thế kỉ XIX, nước Mĩ đứng thứ mấy trên thế giới về giá trị sản xuất công nghiệp?
Đáp án đúng là: D
Đến giữa thế kỉ XIX, nước Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp, Đức) về giá trị sản xuất công nghiệp.
Câu 13:
Những thành tựu đạt được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX) đã đưa con người bước sang thời đại
Đáp án đúng là: C
Những thành tựu đạt được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX) đã đưa con người bước sang thời đại “văn minh công nghiệp”.
Câu 14:
Về mặt xã hội, tác động quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản, đó là
Đáp án đúng là: D
Về mặt xã hội, tác động quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản, đó là tư sản và vô sản.
Câu 15:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp?
Đáp án đúng là: C
Cách mạng công nghiệp cũng tạo ra một số tác động tiêu cực, như: tình trạng ô nhiễm môi trường; phụ nữ, trẻ em bị bóc lột sức lao động; sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa….