Trắc nghiệm Lịch sử 8 KNTT Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ( Cuối thế kỉ 19- đầu thế kỉ 20) có đáp án
Trắc nghiệm Lịch sử 8 KNTT Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ( Cuối thế kỉ 19- đầu thế kỉ 20) có đáp án
-
227 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hình thức độc quyền phổ biến tại Mĩ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
Đáp án đúng là: C
Hình thức độc quyền phổ biến tại Mĩ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là tơ-rớt.
Câu 2:
Sự kết hợp giữa tư bản ngân và tư bản công nghiệp đã đưa đến sự hình thành của tầng lớp nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở các nước tư bản Âu - Mĩ, tầng lớp tư bản tài chính đã ra đời trên cơ sở kết hợp giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp.
Câu 3:
Một trong những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc là sự xuất hiện của
Đáp án đúng là: D
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền, sự ra đời của tư bản tài chính, hoạt động xuất khẩu tư bản và tranh giành thuộc địa, là những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc.
Câu 4:
Các công ty độc quyền bắt đầu xuất hiện ở các nước tư bản Âu - Mĩ vào thời gian nào?
Đáp án đúng là: B
Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, ở các nước tư bản Âu - Mĩ đã bắt đầu xuất hiện các công ty độc quyền, chiếm và kiểm soát gần như hoàn toàn đối với một ngành công nghiệp từ khâu sản xuất, phân phối hàng hoá đến dịch vụ.
Câu 5:
Đến cuối thế kỉ XIX, Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về
Đáp án đúng là: C
Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, đến cuối thế kỉ XIX, kinh tế Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba thế giới (sau Mỹ, Đức). Tuy nhiên, Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
Câu 6:
Thể chế chính trị ở Anh là
Đáp án đúng là: C
Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền, đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.
Câu 7:
Nguyên nhân nào khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Pháp phát triển chậm lại (giai đoạn cuối thế kỉ XIX)?
Đáp án đúng là: B
Do hậu quả nặng nề của chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), tốc độ phát triển kinh tế của Pháp phát triển chậm lại.
Câu 8:
Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới?
Đáp án đúng là: B
Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh).
Câu 9:
Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Đức đứng ở vị trí thứ mấy trên thế giới?
Đáp án đúng là: B
Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước (1871), Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ 2 thế giới (sau Mỹ) về sản xuất công nghiệp.
Câu 10:
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trên lĩnh vực đối ngoại, giới cầm quyền Đức chủ trương
Đáp án đúng là: B
Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp,… Vì thế, giới cầm quyền Đức chủ trương: chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.
Câu 11:
Vào cuối thế kỉ XIX, nhân vật nào dưới đây được gọi là “vua dầu mỏ” của nước Mỹ?
Đáp án đúng là: A
Vào cuối thế kỉ XIX, ở Mỹ cũng có những công ty độc quyền khổng lồ, đồng thời là đế chế tài chính, như: “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ; “vua thép” Moóc-gân.; “vua ô tô” Pho.…
Câu 12:
Hai đảng thay nhau nắm quyền ở nước Mỹ là
Đáp án đúng là: A
Hai đảng thay nhau nắm quyền ở nước Mỹ là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.
Câu 13:
Năm 1899, Mỹ tuyên bố chính sách “mở cửa”, cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc khác ở thị trường
Đáp án đúng là: A
Năm 1899, Mỹ tuyên bố chính sách “mở cửa”, cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc khác ở thị trường Trung Quốc.
Câu 14:
Anh và Đức là hai quốc gia theo thể chế
Đáp án đúng là: A
Anh và Đức là hai quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến.
Câu 15:
Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?
Đáp án đúng là: B
Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chính sách đối ngoại cơ bản của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ là: tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.