Phải dùng bao nhiêu lít nước sôi \[100^\circ C\] và bao nhiêu lít nước lạnh \[20^\circ C\] để có hỗn hợp 100 lít nước ở nhiệt độ \[40^\circ C.\]
• Giải chi tiết
Gọi khối lượng nước sôi là x (kg) thì khối lượng nước lạnh là: \[100 - x\] (kg).
Điều kiện: \[0 < x < 100.\]
Nhiệt lượng nước sôi toả ra khi hạ xuống đến \[40^\circ C\] là: \[x\left( {100 - 40} \right) = 60x\] (Kcal).
Nhiệt lượng nước lạnh tăng từ \[20^\circ C\] đến \[40^\circ C\] là: \[\left( {100 - x} \right).20\] (Kcal).
Vì nhiệt lượng thu vào bằng nhiệt lượng toả ra nên ta có: \[60x = \left( {100 - x} \right).20.\]
Giải phương trình ta được \[x = 25\] (thỏa mãn).
Vậy khối lượng nước sôi là 25kg; nước lạnh là 75kg tương đương với 25 lít và 75 lít.
Khi thêm 200 gam Axít vào dung dịch Axít thì dung dịch mới có nồng độ Axít là 50%. Lại thêm 300 gam nước vào dung dịch mới, ta được dung dịch Axít có nồng độ là 40%. Tính nồng độ Axít trong dung dịch đầu tiên.
Người ta trộn 8 gam chất lỏng này với 6 gam chất lỏng khác có khối lượng riêng nhỏ hơn nó là \[0,2g/c{m^3}\] để được hỗn hợp có khối lượng riêng \[0,7g/c{m^3}.\] Tìm khối lượng riêng của mỗi chất lỏng.