Đáp án C
Phương pháp:
- Tính số phần tử của không gian mẫu.
- Liệt kê các khả năng có lợi cho biến cố.
- Tính xác suất \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\).
Cách giải:
Gieo con xúc sắc hai lần, \(n\left( \Omega \right) = 6.6 = 36\).
Gọi A là biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo bằng 8”
Khi đó \(A = \left\{ {\left( {2;6} \right),\left( {3;5} \right),\left( {4;4} \right),\left( {5;3} \right),\left( {6;2} \right)} \right\} \Rightarrow n\left( A \right) = 5\)
Xác suất \(P\left( A \right) = \frac{5}{{36}}\).
1. Trong một nhóm học sinh khối 11 tham gia hoạt động thiện nguyện gồm 3 học sinh nữ và 7 học sinh nam. Cần chọn ra 5 học sinh tham gia trong đợt thứ nhất. Tính xác suất để 5 học sinh được chọn không có quá 1 học sinh nữ.