Cho hình thang cân ABCD (AD // BC). Biết AB = 12cm, AC = 16cm, BC = 20 cm. Chứng minh 4 điểm A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn. Tính bán kính của đường tròn đó.
Xét tam giác ABC thấy BC2 = AC2 + AB2 (202 = 162 + 122)
Nên tam giác ABC vuông tại A
Gọi O là trung điểm BC
Nên OB = OC
Vì tam giác ABC vuông tại A nên OA = \(\frac{1}{2}BC = OB = OC\) (1)
Lại có: ABCD là hình thang cân nên AC = BD; AB = DC (tính chất)
⇒ BD = 16cm, DC = 12cm
Lại có: BD2 + DC2 = BC2 (do 202 = 162 + 122)
Nên ∆BDC vuông tại D.
Suy ra: \(OD = \frac{1}{2}BC = OB = OC\) (2)
Từ (1) và (2): OA = OB = OC = OD
Vậy A, B, C, D cùng thuộc đường tròn tâm O, bán kính R = OA.
R = OA= \(\frac{1}{2}BC = \frac{1}{2}.20 = 10\left( {cm} \right)\)
Vậy bán kính của đường tròn ngoại tiếp ABCD bằng 10 cm.
Tìm hai số có hiệu là số bé nhất có hai chữ số chia hết cho 3 và tổng là số lớn nhất có hai chữ số chia hết cho 2.
Một giá sách có hai ngăn, số sách ở ngăn dưới bằng \(\frac{5}{6}\) số sách ở ngăn trên. Nếu ngăn dưới bớt đi 11 quyển thì số sách ngăn dưới bằng \(\frac{4}{7}\) số sách ngăn trên. Tính số sách giá trên.
Cho tam giác ABC nhọn. Đường tròn tâm O đường kính BC cắt AB ở M và cắt AC ở N. Gọi H là giao điểm của BN và CM.
a) Chứng minh AH vuông góc với BC.
b) Gọi E là trung điểm AH. Chứng minh bốn điểm A, M, H, E cùng nằm trên một đường tròn và EM là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Cho tam giác ABC vuông tại A, M là trung điểm của BC. D, E lần lượt là hình chiếu của M trên AB và AC.
a) Tứ giác ADME là hình gì, tại sao?
b) Chứng minh DE = \(\frac{1}{2}BC\).
c) Gọi P là trung điểm của BM, Q là trung điểm của MC, chứng minh tứ giác DPQE là hình bình hành. Từ đó chứng minh: tâm đối xứng của hình bình hành DPQE nằm trên đoạn AM.
d) Tam giác vuông ABC ban đầu cần thêm điều kiện gì để hình bình hành DPQE là hình chữ nhật?
tổng A = 8 + 12 + x với x thuộc ℕ. Tìm x để:
a) A chia hết cho 2.
b) A không chia hết cho 2.
Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Kẻ các tiếp tuyến Ax, By cùng phía với nửa đường tròn đối với AB. Từ điểm M trên nửa đường tròn kẻ tiếp tuyến thứ 3 với đường tròn, nó cắt Ax , By tại C, D. Tiếp tuyến của nửa đường tròn tại E cắt Ax, By theo thứ tự ở C và D.
a) Chứng minh rằng: tam giác COB là tam giác vuông.
b) Chứng minh MC.MD = OM2.
Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) có các đường cao BD và CE.
a, Cho góc A = 60 độ và AC = 12cm, tính AE và CE.
b, Tia DE cắt BC ở F. Chứng minh tam giác ADE đồng dạng với tam giác ABC.
c, Chứng minh FB.FC = FE.FD.
Cho nửa đường tròn (O; R). Hai dây cung AB và CD song song với nhau có độ dài lần lượt là 32 cm và 24 cm và khoảng cách giữa 2 dây là 4 cm. Tính bán kính đường tròn.
Một bạn học sinh thả diều ngoài đồng, cho biết đoạn dây diều từ tay bạn đến diều dài 130m và bạn đứng cách nơi diều được thả lên theo phương thẳng đứng là 50m. Tính độ cao của con diều so với mặt đất, biết tay bạn học sinh cách mặt đất 1,5m.
Một hình vuông được ghép bởi 722 hình chữ nhật có kích thước 1cm × 2cm. Hỏi sau khi ghép như vậy thì tổng chu vi đã bị giảm đi bao nhiêu cm?
Điền số thích hợp vào chỗ chấm
a) 2,5 tấn = …kg
5,4 tấn = …kg
1,2 kg = …g
3,2 yến = ...kg
0,96 tấn = ...kg
3,72 tấn = ...tạ
0,12 kg = …g
2,2 hg = ...dag
5,4 tạ = …yến
3,39 tấn = …yến
0,5 yến = ....kg
2,2 hg = …g
b) 4 987m2 = …dam2...m2
320 060 dam2 = ...km2…m2
125 600 m2 = ...hm2…dam2
9 028 007 m2 = …km2… m2
c) 5m2 16dm2 = ….m2
7m2 5cm2 = ...m2
68m2 = …m2
693000 m2 = …ha
0,235 km2 = …ha
25m2 7dm2 = ….m2
15km2 68hm2 = ….km2
2002cm2 = ….m2
500 m2 = …ha
0,058 km2 = …ha
9km2 6dam2 = …km2
75m2 7dm2 = …m2
68063 m2 = … ha
400 ha = ….km2
Cho hình chữ nhật ABCD. Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với đường chéo AC tại H. Gọi E, F, G theo thứ tự là trung điểm của AH, BH, CD.
a, Chứng minh tứ giác EFCG là hình bình hành.
b, Chứng minh \(\widehat {BEG} = 90^\circ \).
c, Cho biết BH = 4 cm, \(\widehat {BAC} = 30^\circ \). Tính SABCD; SEFCG.
Cho 2 đường thẳng d1: y = 4x + m – 1, d2: y = \(\frac{4}{3}\)x + 15 – 3m.
a) Tìm m để d1, d2 cắt nhau tại điểm C trên trục tung.
b) Với m vừa tìm được, hãy tìm giao điểm A, B của d1, d2 với Ox.