Nếu khối lượng các chất bằng nhau thì lượng O2 thu được nhiều nhất ở:
A. KClO3
B. H2O2
C. KMnO4
D. Bằng nhau
Đáp án A
Chú ý: Nếu cùng số mol thì lượng oxi thu được nhiều nhất ở phản ứng nhiệt phân KClO3. Đối với phản ứng oxi hóa HCl sinh ra Cl2 thì với KMnO4, K2Cr2O7, MnO2, KClO3 nếu cùng số mol, KClO3 và K2Cr2O7 sinh ra nhiều Cl2 nhất; nếu cùng khối lượng, KClO3 sinh ra nhiều Cl2 nhất.
Cho 13,248 gam một kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí H2S (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 66,24 gam muối khan. V có giá trị là:
Hỗn hợp A gồm O2 và O3 có tỉ khối so với hiđro là 19,2. Hỗn hợp B gồm CO và H2 có tỉ khối so với CH4 là 0,45. Để A phản ứng vừa đủ với B thì cần phải trộn A và B theo tỉ lệ thể tích tương ứng là:
Đốt cháy hoàn toàn m gam quặng pirit sắt (chứa 80% FeS2 về khối lượng, còn lại là tạp chất trơ) bằng một lượng oxi dư. Lấy toàn bộ lượng SO2 thu được cho hấp thụ hết vào 100ml dung dịch X chứa Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M thì thu được 26,04 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của m là:
Cho hỗn hợp khí X gồm ba hiđrocacbon X1, X2, X3 thuộc ba dãy đồng đẳng và hỗn hợp khí Y gồm O2, O3 (tỉ khối Y đối với hiđro bằng 19). Trộn X với Y theo tỉ lệ VX : VY = 1,5:3,2 rồi đốt cháy hỗn hợp thu được, sau phản ứng chỉ có CO2 và hơi nước với tỉ lệ thể tích tương ứng là 1,3:1,2. dX/H2 là:
Nung nóng 5,4 gam Al với 3,2 gam S trong môi trường không có không khí, phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được hỗn hợp khí Y. Đem đốt hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ V lít O2 (đktc). V có giá trị là
Đốt cháy hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp gồm FeS2 và Ag2S thu được một lượng khí SO2 (đktc) phản ứng vừa đủ với 200 gam dung dịch Br2 12% và chất rắn B. Cho B vào cốc đựng lượng dư dung dịch HCl. Số gam chất rắn không tan trong dung dịch HCl là:
Hấp thụ m gam SO3 vào 100 gam dung dịch H2SO4 96,4% thu được một loại oleum có phần tram khối lượng SO3 là 40,82%. Giá trị của m là:
Hấp thụ hết 4,48 lít SO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Mặt khác, 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Nếu thay SO2 bằng CO2, K2SO3 bằng K2CO3 ta được 200 ml dung dịch Y. Lấy 200 ml dung dịch Y cho từ từ vào 600 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 5,376 lít khí (đktc). Giá trị của x là:
Xác định khối lượng axit sunfuric có thể thu được từ 16 tấn quặng có chứa 60% FeS2. Biết hiệu suất mỗi phản ứng là 95%.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào dung dịch chứa HNO3 vừa đủ thì thu được dung dịch X chỉ chứa hai muối sunfat và V lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Số mol HNO3 phản ứng với khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
Cho V lít hỗn hợp H2S và SO2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch Br2 dư, dung dịch sau phản ứng tác dụng với BaCl2 dư thu được 2,33 gam kết tủa. Giá trị V là
Cho 0,64 gam S tan hoàn toàn trong 150 gam dung dịch HNO3 60%, đun nóng thu được khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Hãy cho biết dung dịch X có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu (sản phẩm khử duy nhất là NO):
Cho 8,96 lít hỗn hợp SO2 và SO3 (đktc) hấp thụ vào một lượng dung dịch NaOH vừa đủ tạo thành các muối trung hòa, sau đó đem cô cạn dung dịch thu được 52 gam muối khan. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu là:
Cho các chất tham gia phản ứng:
a. S + F2 b. SO2 + Br2 + H2O
c. SO2 + O2 d. SO2 + H2SO4 đặc, nóng
e. SO2 và H2O f. H2S + Cl2(dư) + H2O
Số phản ứng tạo ra lưu huỳnh ở mức oxi hóa +6 là:
Hấp thụ 10,08 lít khí SO2 (đktc) vào 273,6 gam dung dịch Ba(OH)2 22,5%. Nồng độ phần trăm chất tan sau phản ứng là: