Oxide cao nhất của X khi tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh. Tỉ lệ nguyên tử X với oxygen trong oxide cao nhất của X là 2 : 1. X thuộc nhóm
A. IIA
B. IA
C. VA
D. VIIA
Đáp án đúng là: B
Oxide cao nhất của X khi tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh. ⇒ Oxide cao nhất của X khi tan trong nước tạo thành hydroxide có tính base mạnh. ⇒ X có thể thuộc nhóm IA hoặc IIA.
Tỉ lệ nguyên tử X với oxygen trong oxide cao nhất của X là 2 : 1 ⇒ Oxide cao nhất của X là X2O ⇒ Hóa trị cao nhất của X là I.
Vậy X thuộc nhóm IA.
Hydroxide của nguyên tố T có tính base mạnh và tác dụng được với dung dịch H2SO4theo tỉ lệ mol giữa hydroxide của T và HCl là 1 : 1. Nhóm của T trong bảng tuần hoàn là
Nguyên tử nguyên tố sulfur (S) có 16 proton. Công thức oxide cao nhất và tính chất của oxide đó là
Y thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Công thức oxide và hydroxide cao nhất của Y lần lượt là
Nguyên tố Ca có số hiệu nguyên tử là 20. Phát biểu nào sau đây về Ca là không đúng?
Nguyên tố Y ở chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Tính chất hóa học cơ bản của Y là:
Cho X (Z = 9), Y (Z = 17) và T (Z = 16). Sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần.
Cho 4 gam oxide của kim loại X (thuộc nhóm IIA) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại X là
Nguyên tử nguyên tố G có cấu hình electron là [Ne] 3s23p4. Vị trí của G trong bảng tuần hoàn là:
Y là nguyên tố nhóm A có công thức oxide cao nhất là Y2O5. Y thuộc nhóm
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần
Nguyên tố chlorine ở chu kì 3, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron nguyên tử của chlorine là
Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình e là [Ar] 3d64s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: