Thứ sáu, 29/03/2024
IMG-LOGO

Danh sách câu hỏi

Có 8827 câu hỏi trên 177 trang

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120

......Ngày 17-12-1972, Tổng thống Mỹ Nixon đã ra lệnh mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52, mang tên Linebacker II vào Hà Nội và Hải Phòng...

Đây là lần đầu tiên, quân và dân ta tổ chức và thực hành thắng lợi một chiến dịch phòng không - một loại hình chiến dịch của chiến tranh hiện đại - đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không của địch, một chiến dịch phòng không độc nhất trong 30 năm chiến tranh giải phóng. Ta đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52 và 5 máy bay F111, giáng đòn quyết định vào cố gắng cuối cùng - đồng thời là cố gắng cao nhất của Mỹ trong năm 1972,...

Với lý do thất bại nặng nề như vậy, đúng 7 giờ ngày 30 – 12 – 1972, Chính phủ Hoa Kỳ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ bắc vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị gặp đại biểu Chính phủ ta tại Paris, bàn việc ký kết hiệp định.

Chiến thắng oanh liệt của trận quyết chiến chiến lược trên bầu trời này đã góp phần kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược lâu dài, hao người tốn của của một đạo quân viễn chinh. Âm hưởng của nó đã vượt ra khỏi phạm vi của một chiến dịch, góp phần quyết định “đánh cho Mỹ cút” sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tạo tiền đề “đánh cho ngụy nhào” vào mùa Xuân năm 1975. “Điện Biên Phủ trên không” là sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh lịch sử; xứng đáng là một đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại.

(Dương Xuân Đống, Điện Biên Phủ trên không –

Một đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Nội dung nào sau đây phản ánh ý nghĩa quan trọng nhất của trận “Điện Biên Phủ trên không”?

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117

Cũng như cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX; giai đoạn thứ hai từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ.

(Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, trang 66 và 67)

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX) diễn ra theo trình tự nào?

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114

“Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, Việt Nam đã không đạt được cả hai mục tiêu về đô thị hoá đến năm 2015 và 2020 theo Chương trình phát triển đô thị quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên khía cạnh về tăng tỷ lệ dân số khu vực thành thị.

Sau 30 năm, tỷ lệ dân số thành thị của Việt Nam tăng 14,3 điểm phần trăm, từ 20,1% năm 1989 lên 34,4% năm 2019. Tốc độ tăng dân số thành thị bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 chỉ đạt 2,64%/năm, thấp hơn tốc độ tăng dân số thành thị của giai đoạn 1999 - 2009 (3,4%/năm).

Tuy có sự gia tăng về quy mô và tốc độ tăng dân số đô thị nhưng tỷ trọng dân số đô thị của nước ta hiện vẫn ở mức rất thấp so với các nước phát triển trên thế giới cũng như so với các nước trong khu vực. Tại các nước phát triển như Mỹ, Úc, châu Âu, tỷ lệ dân số thành thị chiếm khoảng 80% tổng dân số (Mỹ: 82%, Canada: 81%, Australia: 86%, châu Âu: 74%). So với các nước trong khu vực, tỷ lệ dân số đô thị của nước ta chỉ đứng trên Đông Timor (31%), Myanmar (29%), Campuchia (23%).

Tốc độ đô thị hoá tăng chậm và chịu ảnh hưởng một phần bởi hai yếu tố di cư và thay đổi đơn vị hành chính. Quan sát tình hình di cư trong ba thập kỷ qua cho thấy sự thay đổi rõ rệt cả về số lượng, tỷ lệ và xu hướng. Tổng dân số cả nước liên tục tăng qua các thời kỳ, nhưng dân số di cư chỉ tăng trong giai đoạn 1989 - 2009, từ 2,4 triệu người năm 1989 lên 6,7 triệu người năm 2009, sau đó giảm xuống còn 6,4 triệu người năm 2019. Tương ứng là tỷ lệ di cư liên tục tăng mạnh từ 4,5% năm 1989 lên 6,5% năm 1999 và lên mức 8,5% năm 2009; đến năm 2019, tỷ lệ di cư giảm xuống còn 7,3%.

Trong các cuộc Tổng điều tra năm 1999 và 2009, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ luôn được biết đến là hai vùng nhập cư. Tuy nhiên, theo kết quả Tổng điều tra năm 2019, Tây Nguyên đã chuyển thành vùng xuất cư. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng nhập cư duy nhất trên cả nước.”

(Trích “Dân số thành thị còn thấp, mục tiêu đô thị hóa chưa đạt”,

H.Y, Thời báo Tài chính Việt Nam, 06/06/2020)

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về tỉ lệ dân thành thị Việt Nam?

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111

“Theo Bộ Công thương, từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) có hiệu lực đến nay, các tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 15.000 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 700 triệu USD đi 28 nước châu Âu (EU), trong đó có nhiều lô hàng nông sản đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng thuế ưu đãi. Cụ thể, tháng 8-2020, xuất khẩu thủy sản sang EU có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với tháng 7; trong đó phải kể đến sự tăng trưởng vượt bậc của mặt hàng tôm.

Trước đó, liên tiếp trong quý I và quý II-2020, xuất khẩu tôm bị sụt giảm tại thị trường EU với mức giảm tương ứng 4% và 10% so với cùng kỳ năm 2019. Từ tháng 7-2020, xuất khẩu bắt đầu phục hồi 2% và tăng mạnh 16% trong tháng 8/2020. Điều này cho thấy thuế nhập khẩu tôm đông lạnh vào EU giảm về 0% theo Hiệp định EVFTA đã tác động tích cực đến xuất khẩu sang thị trường này. Bên cạnh thủy sản, gạo Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu cũng đạt được những kết quả khả quan không chỉ về số lượng mà quan trọng hơn là giá gạo xuất khẩu đã tăng phổ biến từ 80 đến 200 USD/tấn tùy loại so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. Cùng với đó, các mặt hàng như cà-phê, trái cây cũng đang được đẩy mạnh xuất khẩu sang EU với mức giá khá cao.

Có thể thấy, EVFTA là cơ hội lớn đối với ngành nông nghiệp nước ta, và thực tế, nhiều ngành hàng đã bước đầu tận dụng được lợi thế về thuế để tăng khả năng cạnh tranh và giúp hàng nông sản của Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường châu Âu. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến giao thương trên toàn cầu thì những thành quả trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của tất cả các bên liên quan, từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu. Điều này không chỉ có lợi cho các mặt hàng nông sản tại EU mà nó còn là một "tín chỉ" đáng giá để ngành nông nghiệp Việt Nam "ghi điểm" với nhiều thị trường chất lượng cao khác trên toàn cầu.”

(Trích “Đột phá mạnh mẽ từ EVFTA”, Tiến Anh, Báo Nhân Dân điện tử, 07/10/2020)

EVFTA không có hiệu lực giữa Việt Nam và

Sử dụng dữ kiện sau và trả lời câu hỏi từ 106 đến 108:

Sự phát triển là toàn bộ quá trình biến đổi của cơ thể bao gồm sinh trưởng, phân hóa – biệt hóa tế bào và phát sinh hình thái. Quá trình phát triển bắt đầu từ khi hợp tử được hình thành cho đến khi cơ thể chết. Ở động vật, phát triển được chia làm 2 giai đoạn chính là giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phối; Giai đoạn phôi là giai đoạn phát triển từ hợp tử hình thành nên các mầm cơ quan trên cơ thể. Giai đoạn này bao gồm nhiều giai đoạn nhỏ: Phân cắt trứng, phôi nang, phôi vị hóa, giai đoạn mầm cơ quan; Giai đoạn hậu phối là giai đoạn phát triển từ con non (mới sinh, mới nở) thành con trưởng thành (có khả năng sinh sản). Giai đoạn hậu phôi có thể trải qua biến thái hoặc không qua biến thái. Phát triển qua bién thái là kiểu phát triển mà con non sinh ra có hình thái, cấu tạo khác với con trưởng thành. Có 2 kiểu biến thái là biến thái hoàn toàn (kiểu biến thái mà con non sinh ra có hình thái, cấu tạo và sinh lý khác hẳn con trưởng thành) và biến thái không hoàn toàn (kiểu biến thái mà con non sinh ra chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác hình thành nên cơ thể trưởng thành).

Sự phát triển động vật bao gồm giai đoạn nào?

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102

CO2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi khí ở động vật và thực vật. Trong CO2 chứa cả hai đồng vị của Cacbon là 14C và 12C với tỉ lệ xấp xỉ 10-6%. Trong đó 12C là đồng vị bền và hầu như không phân rã theo thời gian, còn 14C là đồng vị phóng xạ có chu kì bán rã vào khoảng 5730 năm (cứ sau 5730 năm thì số đồng vị giảm đi một nửa so với ban đầu). Khi động vật và thực vật thực hiện quá trình trao đổi khí thì các đồng vị của Cacbon lưu lại trong chúng với tỉ lệ không đổi. Tuy nhiên khi chúng chết đi,quá trình trao đổi khí ngưng lại,lúc này tỉ lệ các đồng vị carbon bên trong chúng có sự thay đổi. Bằng cách so sánh tỉ lệ 12C:14 C trong động vật thực vật và trong môi trường gần đó người ta có thể xác định được “tuổi” của chúng cho đến nay. Đây là phương pháp xác định tuổi được sử dụng rất nhiều trong ngành khảo cổ học. Thông qua việc xác định tuổi của các mẫu vật, các nhà khảo cổ có thể dự đoán về trình độ và sự phát triển của nhân loại trong quá khứ.

Nguyên nhân của sự thay đổi tỉ lệ 12C:14C khi quá trình trao đổi khí ở động vật và thực vật dừng lại là do