Đề kiểm tra Vật lí 8 giữa học kì 1 có đáp án (Mới nhất) (Đề 1)
-
925 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một con tàu đang chạy trên mặt biển. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?
Dựa vào lí thuyết:
- Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
- Vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật đứng yên so với vật mốc.
A. Đúng – Vật mốc được chọn là hành khách, vị trí của hành khách không thay đổi theo thời gian so với toa tàu => Tàu đứng yên so với hành khách.
B. Đúng – Vật mốc được chọn là mặt nước, vị trí của hành khách thay đổi theo thời gian so với mặt nước => Tàu chuyển động so với mặt nước.
C. Đúng – Vật mốc được chọn là chiếc tàu đánh cá đang chạy ngược chiều trên biển, vị trí của hành khách thay đổi theo thời gian so với tàu đánh cá => Tàu chuyển động so với tàu đánh cá.
D. Sai – Vật mốc được chọn là người lái tàu, vị trí của hành khách không thay đổi theo thời gian so với người lái tàu => Tàu đứng yên so với người lái tàu.
Chọn đáp án D.
Câu 2:
Quỹ đạo chuyển động của một vật là đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian. ⇒ Thả vật viên bi sắt từ trên cao xuống thì đường mà viên bị vạch ra trong không gian là đường thẳng nên quỹ đạo chuyển động của viên bị là quỹ đạo thẳng.
Chọn đáp án A.
Câu 3:
Quỹ đạo chuyển động của một vật là đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian.
⇒ Khi đầu kim đồng hồ chuyển động thì đầu kim sẽ vạch ra trong không gian một đường tròn nên quỹ đạo chuyển động của đầu kim đồng hồ là quỹ đạo tròn.
Chọn đáp án C.
Câu 4:
Một hành khách ngồi trên đoàn tàu A nhìn qua cửa sổ thấy đoàn tàu B bên cạnh và nhà ga đều chuyển động như nhau. Nhận xét nào sau đây là đúng?
Khi đề bài không nói tới vật mốc thì ta ngầm hiểu Trái Đất và những vật gắn với Trái Đất là vật mốc. => Nhà ga là vật mốc.
Từ tàu A nhìn thấy tàu B và nhà ga chuyển động như nhau => vị trí của tàu B giống vị trí nhà ga (vật mốc) so tàu A => tàu B và nhà ga đứng yên, tàu A chuyển động.
Chọn đáp án A.
Câu 5:
Bố đang chở Nam bằng xe máy đến trường học. Nếu nói Nam đang đứng yên thì vật được chọn làm mốc là
Dựa vào lí thuyết:
- Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
- Vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật đứng yên so với vật mốc.
A. Sai – Vật mốc được chọn là hàng cây, vị trí của Nam so với hàng cây thay đổi theo thời gian => Nam chuyển động so với hàng cây.
B. Đúng – Vật mốc được chọn là xe máy, vị trí của Nam so với xe máy không thay đổi theo thời gian => Nam đứng yên so với xe máy.
C. Sai – Vật mốc được chọn là mặt đường, vị trí của Nam so với mặt đường thay đổi theo thời gian => Nam chuyển động với mặt đường.
D. Sai – Vật mốc được chọn là ngôi nhà, vị trí của Nam so với ngôi nhà thay đổi theo thời gian => Nam chuyển động với ngôi nhà.
Chọn đáp án B
Câu 6:
Công thức tính vận tốc là
Công thức tính vận tốc là
Công thức tính vận tốc:
Trong đó: s là quãng đường vật đi được
+ t là thời gian đi hết quãng đường đó
+ v là vận tốc
Chọn đáp án B
Câu 7:
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h.
Chọn đáp án B
Câu 9:
Hãy sắp xếp các vận tốc sau đây theo thứ tự từ lớn đến bé:
v1= 108km/h; v2 = 12m/s; v3=120m/phútĐổi:
v1 = 108 km/h = = 30 m/s
v2 = 12 m/s
v3 = 120 m/phút = = 2m/s
So sánh: v1 > v2 > v3
Chọn đáp án C.
Câu 10:
Tóm tắt:
t = 30 phút; s = 2km
vtb = ?
Lời giải:
Đổi t = 30 phút = 1/2h = 0,5h
Vận tốc trung bình của học sinh trên cả quãng đường là:
Chọn đáp án C.
Câu 11:
Một ô tô đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 40 km/h mất 2h. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là
Tóm tắt:
vtb = 40km/h; t = 2h
s =?
Lời giải:
Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là:
(km)
Chọn đáp án C.
Câu 12:
Một bạn học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 2 km, biết vận tốc trung bình của bạn học sinh là 4km/h và bạn đến trường lúc 7h30phút. Vậy bạn học sinh đã xuất phát từ nhà lúc mấy giờ?
Thời gian học sinh đi từ nhà đến trường là:
Bạn học sinh đến trường lúc 7h30, mà bạn đi từ nhà đến trường hết 0,5h = 30 phút nên bạn học sinh này xuất phát từ nhà lúc 7h.
Chọn đáp án B.
Câu 13:
Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?
Dựa vào lí thuyết:
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống => chuyển động không đều.
B. Vận động viên chạy 100m đang về đích => chuyển động không đều.
C. Máy bay bay từ Hà Nội vào Tp. Hồ Chí Minh => chuyển động không đều.
D. Chuyển động của cánh quạt khi quạt quay ổn định => chuyển động đều.
Chọn đáp án D.
Câu 14:
Khi nói vận tốc của ô tô đi từ Hà Nội đến Huế là 50km/h. Nhận xét nào sau đây là đúng?
Khi nói vận tốc của ô tô đi từ Hà Nội đến Huế là 50km/h có nghĩa là vận tốc trung bình của ô tô trên cả quãng đường là 50km/h.
Chọn đáp án B.
Câu 15:
Một xe ô tô đi từ A đến B, 10km đầu xe đi với vận tốc 40 km/h, 10km sau xe đi với vận tốc 50km/h. Hỏi vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường?
Tóm tắt:
s1 = 10km; v1 = 40km/h
S2 = 10km, v2 = 50km/h;
vtb = ?
Lời giải:
Thời gian xe ô tô đi trong 10km đầu là:
Thời gian xe ô tô đi trong 10km sau là:
Vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường là:
Chọn đáp án B.
Câu 16:
Khi chịu tác dụng của một lực vật không thể?
Lực có thể làm biến dạng hoặc thay đổi chuyển động của vật.
Chọn đáp án A.
Câu 17:
Trong các trường hợp sau trường hợp nào lực tác dụng làm vật đổi hướng chuyển động?
A. Sai - Khi ấn tay vào một quả bóng bay => quả bóng bị biến dạng
B. Đúng - Khi chân đá quả bóng làm quả bóng chuyển động theo hướng khác => đổi hướng chuyển động.
C. Sai - Khi ném hòn đá vào một gò đất => làm hòn đá chuyển động.
D. Sai - Khi có hai tay kéo dãn một sợi dây cao su => sợi dây cao su biến dạng.
Chọn đáp án B.
Câu 18:
Lực là một đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng một mũi tên.
Chọn đáp án A.
Câu 19:
Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên?
Một vật đang đứng yên nếu chịu tác dụng của cặp lực cân bằng thì sẽ tiếp tục đứng yên.
Hai lực cân bằng là hai lực có cùng cường độ, có có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
Chọn đáp án D.
Câu 20:
Khi một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì
Khi một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Chọn đáp án C.
Câu 21:
Cho lực tác dụng vào vật được biểu diễn như hình vẽ. Hãy mô tả lại bằng lời lực tác dụng này.
Lực tác dụng lên vật có điểm đặt tại A, có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn bằng 30N.
Chọn đáp án D.Câu 22:
Một vật chịu tác dụng của hai lực có phương như hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng?
Hai lực cùng tác dụng vào một vật, cùng phương, ngược chiều, độ lớn khác nhau.
Chọn đáp án B.
Câu 23:
Khi xe ô tô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh gấp. Hành khách trên xe bị xô về phía trước là do
Mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được, do mọi vật đều có quán tính.
Chọn đáp án B.
Câu 24:
Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang trái. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?
Do mọi vật đều có quán tính nên người ngồi trên ô tô sẽ thấy mình nghiêng sang trái khi xe rẽ phải.
Chọn đáp án C.
Câu 25:
Đặc điểm nào sau đây là của chuyển động theo quán tính?
Vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính. Do vậy, vật sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều khi không có thêm lực nào tác dụng vào nó.
Chọn đáp án D.
Câu 26:
Đâu không phải tên của một loại lực ma sát?
Có 3 loại lực ma sát: lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ, lực ma sát lăn.
Chọn đáp án C.
Câu 27:
Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
A. Sai - Viên bi lăn trên cát => lực ma sát lăn.
B. Đúng - Khi viết phấn lên bảng => lực ma sát trượt.
C. Sai - Quyển sách nằm yên mặt bàn => lực ma sát nghỉ.
D. Sai - Bánh xe đạp chạy trên đường => lực ma sát lăn.
Chọn đáp án B.
Câu 28:
Vật chuyển động chậm dần là có có lực ma sát xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc giữa hai vật, cản trở chuyển động của vật.
Chọn đáp án D.
Câu 29:
Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào lực ma sát sinh ra là có hại?
A. Khi mài dao bằng đá mài làm dao sắc hơn => lực ma sát có lợi.
B. Khi viết phấn lên bảng, bột phấn in trên mặt bảng => lực ma sát có lợi.
C. Khi kéo vật trên mặt đất, người kéo mất nhiều sức, bề mặt vật bị mòn => lực ma sát có hại.
D. Khi kéo dây đàn Violin, lực ma sát giữa dây đàn và cần kéo đàn làm phát ra âm thanh => lực ma sát có lợi.
Chọn đáp án C.Câu 30:
Ổ bi có tác dụng gì?
Ổ bi có tác dụng chuyển lực ma sát trượt thành lực ma sát lăn.
Chọn đáp án B.