Trắc nghiệm Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau có đáp án (Thông hiểu)
-
1149 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết:
Gọi Pd là trọng lượng của cục đá khi chưa tan hết
V1 là thể tích của phần nước đá bị cục đá chiếm chỗ
dn là trọng lượng riêng của nước
FA là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nước đá khi chưa tan
P2 là trọng lượng của cục nước đá tan hết tạo thành
V2 là thể tích của nước do cục nước đá tan hết tạo thành
Ta có:
+ Khi cục nước đá đang nổi trong bình nước, thì trọng lượng và lực đẩy Ac-si-mét cân bằng với nhau:
Pd = FA = V1dn
+ Trọng lượng của lượng nước do cục nước đá tan hết tạo thành là:
P2 = V2dn
Vì khối lượng của cục nước đá và khối lượng của lượng nước do cục nước đá tan hết tạo thành phải bằng nhau, nên:
P2 = Pd → V2 = V1
=> Thể tích của phần nước đá bị chiếm chỗ đúng bằng thể tích của nước trong cốc nhận được khi nước đá tan hết.
=> Mực nước trong cốc không thay đổi.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:
Ba bình chứa cùng 1 lượng nước ở . Đun nóng cả 3 bình lên cùng 1 nhiệt độ. So sánh áp suất của nước tác dụng lên đáy bình ta thấy:
Ta có: áp suất của nước tác dụng lên đáy bình: p = dh
Từ hình, ta thấy chiều cao của chất lỏng trong các bình là như nhau, mà 3 bình lại chứa cùng một lượng nước như nhau
=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy của 3 bình là như nhau
hay p1= p2 = p3
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
Một bình đựng chất lỏng như bên. Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất?
Ta có, áp suất p = dh
Trong đó: h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)
Từ hình ta thấy, điểm M gần mặt thoáng nhất hay hM nhỏ nhất
=> áp suất tại điểm M là nhỏ nhất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4:
Trong một bình chứa chất lỏng (hình vẽ), áp suất tại điểm nào lớn nhất? Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất?
Ta có, áp suất p = dh
Trong đó: h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)
Từ hình ta thấy, điểm H gần mặt thoáng nhất hay hH nhỏ nhất
=> áp suất tại điểm H là nhỏ nhất.
Điểm R xa mặt thoáng nhất hay hR lớn nhất
=> áp suất tại điểm R là lớn nhất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng lượng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?
Ta có, áp suất p = dh
Trong đó: h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)
Từ hình ta thấy, bình 1 có chiều cao cột chất lỏng lớn nhất
=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình 1 lớn nhất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6:
Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào nhỏ nhất?
Ta có, áp suất p = dh
Trong đó: h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)
Từ hình ta thấy, bình 4 có chiều cao cột chất lỏng nhỏ nhất
=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình 4 nhỏ nhất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
Cho hình vẽ bên. Kết luận nào sau đây đúng khi so sánh áp suất tại các điểm A, B, C, D.
Ta có: p = dh
Từ hình, ta thấy
hA > hB > hC = hD
=> pA > pB > pC = pD
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
Dựa vào 4 hình vẽ dưới, hãy chọn cách sắp xếp đúng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về áp suất của nước trong bình tác dụng lên đáy bình:
Ta có: p = dh
Từ hình, ta thấy
hC > hA > hD > hB → pC > pA > pD >pB
=> Sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về áp suất của nước trong bình tác dụng lên đáy bình là: B - D - A - C
Đáp án cần chọn là: C