Trắc nghiệm Công Dân Bài 15 (có đáp án): Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
Trắc nghiệm Công Dân Bài 15 (có đáp án): Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
-
2083 lượt thi
-
22 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Môi trường bao gồm những yếu tố cơ bản nào dưới đây?
Đáp án: A
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.
Câu 2:
Các thành phần môi trường biến đổi như thế nào so với tiêu chuẩn môi trường?
Đáp án: C
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Câu 3:
Phương án nào dưới đây là thực trạng môi trường hiện nay của Việt Nam?
Đáp án: D
Môi trường hiện nay tại Việt Nam đang ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước,...
Câu 4:
Ô nhiễm môi trường là vấn đề chung của
Đáp án: D
Ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân.
Câu 5:
Cuộc sống con người luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên song cũng vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên gây ra hiện tượng nào dưới đây?
Đáp án: D
Cuộc sống của con người luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên, song cũng vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu.
Câu 6:
Ở Việt Nam, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chủ thể nào dưới đây?
Đáp án: A
Ở Việt Nam, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi công dân.
Câu 7:
Để góp phần bảo vệ môi trường, con người cần phải làm gì sau đây?
Đáp án: B
Tiết kiệm năng lượng là tiết kiệm tài nguyên, là một trong những biện pháp để bảo vệ môi trường.
Câu 8:
Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa những chủ thể nào dưới đây?
Đáp án: C
Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên.
Câu 9:
Hành vi nào dưới đây trái với bảo vệ môi trường?
Đáp án: D
Lãng phí nước là lãng phí tài nguyên thiên nhiên, không biết bảo vệ môi trường.
Câu 10:
Trên đường đi học, Vân thấy một nhóm người đang lén đổ nhiều thùng nước đen, bốc mùi hôi thối từ trên xe tải xuống kênh nước. Theo em, trường hợp này Vân nên làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
Đáp án: C
Bạn Vân nên báo sự việc với chính quyền địa phương để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất, ngăn chặn hành động đáng ngờ của nhóm người và xử lí.
Câu 11:
Bùng nổ về dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong khoảng thời gian nào dưới đây?
Đáp án: A
Bùng nổ về dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội
Câu 12:
Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của bùng nổ dân số?
Đáp án: D
Thiên tai xảy ra yếu tố môi trường quyết định, không phải là hậu quả của bùng nổ dân số.
Câu 13:
Phương án nào dưới đây là một trong những hậu quả của bùng nổ dân số?
Đáp án: D
Gây ra nhiều thiên tai nghiêm trọng là một trong những hậu quả của bùng nổ dân số.
Câu 14:
Hành động nào sau đây thể hiện công dân biết tham gia thực hiện hạn chế bùng nổ dân số?
Đáp án: B
Đối với công dân học sinh, mỗi người đều có thể tham gia tuyên truyền và thực hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số của Đảng và Nhà nước.
Câu 15:
Ngăn chặn, đẩy lùi những căn bệnh hiểm nghèo là trách nhiệm của chủ thể nào dưới đây?
Đáp án: C
Các quốc gia, dân tộc, cộng đồng quốc tế và cả loài người phải hợp tác, đầu tư trí tuệ, sức lực và của cải để ngăn chặn, đẩy lùi những căn bệnh hiểm nghèo
Câu 16:
Đối với tất cả mọi người, tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo không chỉ là nghĩa vụ mà còn là
Đáp án: A
Tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo không chỉ là nghĩa vụ mà còn là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của tất cả mọi người
Câu 17:
Những hành động nào dưới đây thể hiện công dân không biết tham gia phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo?
Đáp án : D
Ma túy là chất gây nghiện rất có hại cho cơ thể. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến lây nhiễm HIV. Ma túy là thứ không được phép thử, dù chỉ một lần.
Câu 18:
Sống an toàn, lành mạnh, tánh xa các tệ nạn xã hội là trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện vấn đề cấp thiết nào dưới đây của nhân loại?
Đáp án B
Sống an toàn, lành mạnh, tánh xa các tệ nạn xã hội là trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện vấn đề phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo của nhân loại.
Câu 19:
Tích cực rèn luyện thân thể, ăn uống điều độ, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe là góp phần thực hiện vấn đề cấp thiết nào dưới đây của nhân loại?
Đáp án B
Tích cực rèn luyện thân thể, ăn uống điều độ, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe là góp phần thực hiện vấn đề phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo.
Câu 20:
Trong dịp trường H tổ chức đi tham quan Tam Đảo, sau khi ăn trưa, một nhóm học sinh lớp 10K đã gói thức ăn vào túi ni lông rồi thả xuống suối. Hành vi này của các bạn lớp 10K không thể hiện trách nhiệm nào của công dân ?
Đáp án C
Hành vi này của các bạn lớp 10K không thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường chung, vứt rác không đúng nơi quy định.
Câu 21:
Sau khi quét dọn sân trường, Lan và Yến không đổ rác vào nơi quy định, mà đã đổ ngay sau một góc khuất ở đầu dãy nhà trường học. Nếu là bạn của Lan và Yến, biết được sự việc em nên lựa chọn cách xử lí nào dưới đây sao cho hợp lí?
Đáp án D
Nếu là bạn của Lan và Yến, biết được sự việc em nên nhắc nhở hai bạn nên đổ rác đúng nơi quy định, nhằm bảo vệ môi trường sạch đẹp.
Câu 22:
Một hôm sau giờ học, Quang rủ Tấn đến nhà vệ sinh hút thử ma túy. Lâu rồi thành quen, Tấn đã trở thành con nghiện, ăn chơi lêu lổng, rồi bị nhiễm HIV. Đến khi gia đình Tấn biết thì đã muộn. Hành vi của Tấn không thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
Đáp án B
Hành vi của Tấn không thể hiện trách nhiệm phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo.