Thứ bảy, 20/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Công nghệ Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 16 (có đáp án): Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 16 (có đáp án): Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 16 (có đáp án): Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa

  • 1387 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 10 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Bệnh bạc lá lúa do loại nào sau đây gây nên?

Xem đáp án

Đáp án: A. Vi khuẩn

Giải thích: Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn gây ra – SGK trang 52


Câu 2:

Điều kiện thời tiết như thế nào thích nghi cho loại bệnh bạc lá lúa phát sinh phát triển?

Xem đáp án

Đáp án: B. Thời tiết nóng ẩm, nhiều mưa bão trong mùa hè

Giải thích:Thời tiết nóng ẩm, nhiều mưa bão trong mùa hè là điều kiện thích hợp cho loại bệnh bạc lá lúa phát sinh phát triển


Câu 3:

Biểu hiện của ruộng lúa bị bạc lá?

Xem đáp án

Đáp án: D. Tất cả ý trên

Giải thích:Biểu hiện của ruộng lúa bị bạc lá:

+ Vết bệnh có đường viền gợn sóng màu nâu đậm ngăn cách phần bệnh và phần khỏe.

+ Bệnh gây hại trên phiến lá lúa.

+ Phần lá mắc bệnh bị chết làm cho lá khô trắng – SGK trang 52


Câu 4:

Giai đoạn nào của sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng nhất cho cây lúa?

Xem đáp án

Đáp án: A. Giai đoạn sâu non

Giải thích: Giai đoạn sâu non sẽ nhả tơ cuốn lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại, sâu non ở trong ăn lá – SGK trang 51


Câu 5:

Rầy trưởng thành cánh dài thường đẻ trứng ở bộ phận nào của cây lúa?

Xem đáp án

Đáp án: D. Tất cả ý trên

Giải thích: Rầy trưởng thành cánh dài thường đẻ trứng ở: mặt sau lá lúa, trên các bẹ hoặc gân lá. trên thân cây lúa - Hình 16.3 – SGK trang 51


Câu 6:

Bệnh khô vằn lúa do loại nào sau đây gây nên?

Xem đáp án

Đáp án: B. Nấm

Giải thích: Bệnh khô vằn lúa do nấm gây nên – SGK trang 52


Câu 7:

Bệnh đạo ôn gây hại ở bộ phận nào của cây lúa được coi là nặng và thiệt hại nặng nhất?

Xem đáp án

Đáp án: D. Tất cả các bộ phân trên của cây lúa

Giải thích: Bệnh đạo ôn là bệnh có thể gây hại cho lúa ở tất cả các bộ phận trên mặt đất và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau – SGK trang 52


Câu 8:

Trên đất giàu mùn, giàu đạm, cây trồng dễ mắc bệnh:

Xem đáp án

Đáp án: A. Đạo ôn, bạc lá

Giải thích:Trên đất giàu mùn, giàu đạm, cây trồng dễ mắc bệnh: Đạo ôn, bạc lá. Do đất mùn, giàu đạm sẽ làm lá của cây trồng phát triển mạnh. Bệnh bạc lá gây hại trên phiến lá, bệnh đạo ôn gây hại ở tất cả các bộ phận của lá


Câu 9:

Biện pháp nào sau đây không sử dụng để ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển:

Xem đáp án

Đáp án: D. Thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí

Giải thích:Biện pháp sử dụng để ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển như: xử lí đất, hạt giống, vệ sinh đồng ruộng…


Câu 10:

Sâu gây hại lúa nào sau đây có vòng đời biến thái không hoàn toàn?

Xem đáp án

Đáp án: C. Rầy nâu hại lúa

Giải thích: Sâu gây hại lúa nào sau đây có vòng đời biến thái không hoàn toàn là: Rầy nâu hại lúa: Trứng → Rầy non → Trưởng thành – Hình 16.3 – SGK trang 51


Bắt đầu thi ngay