Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 7: Phòng chống bạo lực học đường có đáp án
-
460 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong đoạn văn bản dưới đây:
Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP “...…….. là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”
Đáp án đúng là: C
Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
Câu 2:
Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là
Đáp án đúng là: A
- Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe đọa, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin sai sự thật về người học, ... xảy ra trong cơ sở giáo dục.
Câu 3:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?
Đáp án đúng là: D
- Người gây bạo lực học đường phải chịu các hình thức kỉ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Câu 4:
Nhận định nào dưới đây không đúng về bạo lực học đường?
Đáp án đúng là: C
- Sự thiếu quan tâm, giáo dục từ gia đình là nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường.
Câu 5:
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì?
Đáp án đúng là: B
- Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường
+ Đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh;
+ Thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống;
- Nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường
+ Ảnh hưởng từ môi trường gia đình môi trường xa hội không lành mạnh;
+ Thiếu quan tâm, giáo dục từ gia đình, nhà trường…
+ Tác động từ các game có tính bạo lực.
Câu 6:
Bức tranh dưới đây phản ánh về nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường?
Đáp án đúng là: A
Bức tranh trên đề cập đến nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường là: tác động từ những game có tính bạo lực.
Câu 7:
Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?
Đáp án đúng là: A
- Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong một số văn bản pháp luật như: Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ; Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Bộ luật Dân sự năm 2015;...
Câu 8:
Bố mẹ C thường xuyên vắng nhà vì công việc bận rộn, không chăm sóc và quan tâm C. Do đó, C kết bạn với các đối tượng xấu và nhiều lần tụ tập gây gổ đánh nhau. Một lần, C cho rằng bạn học cùng lớp nói xấu mình nên đã dẫn người chặn đường đánh khiến bạn đó bị thương nặng.
Trong trường hợp trên, nguyên nhân khách quan nào dẫn đến hành vi bạo lực học đường của bạn C?
Đáp án đúng là: C
Trong trường hợp trên, nguyên nhân khách quan nào dẫn đến hành vi bạo lực học đường của bạn C là do: thiếu sự quan tâm, giáo dục từ phía gia đình…
Câu 9:
Những hành vi có tính chất bạo lực học đường có thể xâm hại tới quyền nào sau đây của nạn nhân?
Đáp án đúng là: D
Những hành vi có tính chất bạo lực học đường có thể xâm hại tới: quyền bất khả xâm phạm về tài sản; quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự; Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe…. của nạn nhân
Câu 10:
T là nữ sinh lớp 7A, bạn nổi tiếng ngoan ngoẵn, xinh xắn và học giỏi. Khi tham gia hoạt động ngoại khóa, T bị K (một bạn nam lớp 9C) trêu ghẹo và có những hành vi đụng chạm vào cơ thể. Sự việc khiến T vô cùng xấu hổ và sợ hãi. Theo em, trong trường hợp trên, bạn học sinh nào có hành vi bạo lực học đường?
Đáp án đúng là: A
Trong trường hợp trên, bạn K đã có hành vi bạo lực học đường vì: trêu ghẹo và bị đụng chạm vào cơ thể bạn T.
Câu 11:
Để phòng tránh bạo lực học đường, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
Đáp án đúng là: A
- Để phòng tránh bạo lực học đường, em cần:
+ Kết bạn với những bạn tốt.
+ Trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường;
+ Thông báo cho giáo viên hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện ra nguy cơ bạo lực học đường;
+ Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường;...
+ Em cần tránh: kết bạn với những bạn xấu; tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè; tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường....
Câu 12:
Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường?
Đáp án đúng là: D
Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Tuyên truyền cho bạn bè, gia đình về tác hại, hậu quả của bạo lực học đường;
- Xây dựng mối quan hệ gắn bó với bạn học và nhà trường;
- Lên án, đấu tranh chống bạo lực học đường bằng các biện pháp cần thiết, phù hợp với khả năng của bản thân.
Câu 13:
Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong
Đáp án đúng là: A
Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
Câu 14:
Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
Đáp án đúng là: D
Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy (thầy cô giáo; công an…) để họ kịp thời có biện pháp xử lí.
Câu 15:
Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?
Đáp án đúng là: D
Tán thành với ý kiến: Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra như thiếu kiến thức, kĩ năng sống, thiếu sự quan tâm của gia đình…
Câu 16:
Q và V đang đứng nói chuyện thì N trông thấy và buông lời trêu chọc. Nghĩ N cố tình làm mình xấu mặt, Q đã đánh N để lấy lại thể diện. V ra sức can ngăn Q nhưng Q không nghe theo, ngược lại còn mắng nhiếc V. Theo em, trong trường hợp trên, bạn học sinh nào có hành vi bạo lực học đường?
Đáp án đúng là: A
Trong tình huống ày bạn Q và bạn N là hành vi thể hiện bạo lực học đường: trêu chọc, đánh nhau