Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 5: Thất nghiệp có đáp án
Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 5: Thất nghiệp có đáp án
-
427 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm được gọi là
Đáp án đúng là: A
Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
Câu 2:
Tình trạng thất nghiệp xuất hiện khi người lao động thay đổi công việc hoặc chỗ ở,… chưa tìm được việc làm mới được gọi là
Đáp án đúng là: A
Thất nghiệp tạm thời là tình trạng thất nghiệp xuất hiện khi người lao động thay đổi công việc hoặc chỗ ở,… chưa tìm được việc làm mới.
Câu 3:
Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động mong muốn làm việc nhưng không thể tìm kiếm được việc làm được gọi là
Đáp án đúng là: B
Thất nghiệp không tự nguyện xảy ra do người lao động mong muốn làm việc nhưng không thể tìm kiếm được việc làm.
Câu 4:
Xác định loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp sau:
Trường hợp. Ông B không đáp ứng được yêu cầu của việc làm mới khi doanh nghiệp chuyển đổi sang quy trình sản xuất hiện đại nên phải nghỉ việc.
Đáp án đúng là: B
Loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp trên là thất nghiệp cơ cấu (thất nghiệp gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công nghệ dẫn đến yêu cầu lao động có trình độ cao hơn, lao động không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đào thải)
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
Đáp án đúng là: D
- Trong thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp:
+ Nguyên nhân chủ quan: bị đuổi việc do vi phạm kỷ luật, tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có, do thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc,...
+ Nguyên nhân khách quan: nền kinh tế suy thoái nên doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất; do cơ sở sản xuất kinh doanh đóng cửa, do sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
Câu 6:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
Đáp án đúng là: B
- Trong thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp:
+ Nguyên nhân chủ quan: bị đuổi việc do vi phạm kỷ luật, tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có, do thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc,...
+ Nguyên nhân khách quan: nền kinh tế suy thoái nên doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất; do cơ sở sản xuất kinh doanh đóng cửa, do sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
Câu 7:
Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với mỗi cá nhân?
Đáp án đúng là: A
- Đối với mỗi cá nhân, thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động, khiến cho đời sống của họ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp.
Câu 8:
Xác định loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp sau:
Trường hợp. Doanh nghiệp A tạm ngưng sản xuất do thiếu đơn hàng, chị P phải nghỉ việc và không tìm được việc làm khác trong tình hình kinh tế thành phố đang đình trệ. Chị mong chờ doanh nghiệp A hồi phục sản xuất, tuyển dụng lại lao động tạm nghỉ việc để chị lại có được việc làm như trước.
Đáp án đúng là: C
Loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp trên là thất nghiệp chu kì (tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm).
Câu 9:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của nhà nước trong việc iểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
Đáp án đúng là: D
- Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, Nhà nước sử dụng nhiều giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp như:
+ Hoàn thiện thể chế về thị trường lao động, thực hiện đúng pháp luật về lao động;
+ Khuyến khích các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng hoạt động sản xuất, chuyển đổi sản xuất để tạo thêm việc làm cho người lao động;
+ Thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động.
- Ngoài ra, Nhà nước còn thường xuyên quan tâm đào tạo lao động trình độ cao, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm.
Câu 10:
Trong trường hợp dưới đây, nhà nước đã thực hiện chính sách nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
Trường hợp. Nền kinh tế thực hiện quá trình chuyển đổi số sẽ làm cho một bộ phận người lao động không đáp ứng được yêu cầu của công việc mới, họ không có việc làm, không có thu nhập và gia tăng tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động, khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp tự tạo việc làm, cải thiện dịch vụ thị trường lao động.
Đáp án đúng là: D
Trong trường hợp trên, để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, nhà nước đã: Hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động; khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp tự tạo việc làm, cải thiện dịch vụ thị trường lao động.
Câu 11:
Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động không muốn làm việc vì điều kiện làm việc và mức lương chưa phù hợp với họ được gọi là
Đáp án đúng là: A
Thất nghiệp tự nguyện xảy ra do người lao động không muốn làm việc do điều kiện làm việc và mức lương chưa phù hợp với họ.