IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 15: Trung Quốc có đáp án

Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 15: Trung Quốc có đáp án

Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 15: Trung Quốc có đáp án

  • 170 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy các nước phương Tây xâm lược Trung Quốc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Từ cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, nền sản xuất của các nước phương Tây phát triển, đặt ra nhu cầu ngày càng lớn về: nguyên liệu, nhân công, thị trường tiêu thụ,… Do đó, các nước phương Tây tăng cường xâm chiếm thuộc địa và thị trường thế giới

- Trung Quốc có tiềm năng về nguyên liệu; dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn…

- Từ cuối thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Mãn Thanh ở Trung Quốc lâm vào khủng hoảng, suy yếu,…

=> Trung Quốc nhanh chóng trở thành đối tượng xâm lược của các nước đế quốc.


Câu 2:

Thực dân Anh dựa vào duyên cớ nào để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc (1840 - 1842)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Năm 1840, lấy cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và tiêu hủy toàn bộ thuốc phiện của thương nhân Anh, thực dân Anh đã gây chiến với Trung Quốc, thường gọi là “chiến tranh thuốc phiện”, kéo dài đến năm 1842.


Câu 3:

Sau thất bại trong cuộc chiến tranh thuốc phiện, chính quyền Mãn Thanh đã buộc phải kí kết với Anh bản hiệp ước nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Sau thất bại trong cuộc chiến tranh thuốc phiện, chính quyền Mãn Thanh đã buộc phải kí kết với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.


Câu 4:

Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Anh đã chiếm được vùng đất nào của Trung Quốc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX: Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang; Nga và Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc; pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…


Câu 5:

Đến cuối thế kỉ XIX, vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc đã trở thành khu vực ảnh hưởng của đế quốc nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX: Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang; Nga và Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc; pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…


Câu 6:

Đến cuối thế kỉ XIX, vùng Sơn Đông của Trung Quốc đã trở thành khu vực ảnh hưởng của đế quốc nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX: Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang; Nga và Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc; pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…


Câu 7:

Đến cuối thế kỉ XIX, đế quốc Nga và Nhật Bản đã chiếm được vùng đất nào của Trung Quốc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX: Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang; Nga và Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc; pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…


Câu 8:

Bản Hiệp ước nào dưới đây đánh dấu Trung Quốc chính thức trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Năm 1901, sau khi kí với các nước đế quốc bản Hiệp ước Tân Sửu, Trung Quốc đã chính thức trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.


Câu 9:

Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội (thành lập vào tháng 8/1905) là chính đảng của giai cấp

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội (thành lập vào tháng 8/1905) là chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc.


Câu 10:

Năm 1911, Trung Quốc Đồng minh hội đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc cách mạng nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Năm 1911, Trung Quốc Đồng minh hội đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc cách mạng Tân Hợi.


Câu 11:

Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc được châm ngòi bởi sự kiện nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tháng 5/1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc.

=> Sự kiện này đã châm ngòi cho cuộc Cách mạng Tân Hợi bùng nổ.


Câu 12:

Ngày 10/10/1911, Trung Quốc Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ngày 10/10/1911, Trung Quốc Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương.


Câu 13:

Sắp xếp các dữ kiện sau theo tiến trình của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911):

1. Trung Quốc Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương. Phong trào đấu tranh nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.

2. Nhà nước Trung Hoa Dân quốc được thành lập do Tôn Trung Sơn làm tổng thống lâm thời.

3. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”.

4. Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Diễn biến chính của cách mạng Tân Hợi:

+ Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”.

+ Trung Quốc Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương. Phong trào đấu tranh nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.

+ Nhà nước Trung Hoa Dân quốc được thành lập do Tôn Trung Sơn làm tổng thống lâm thời.

+ Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc.


Câu 14:

Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi (1911):

+ Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc.

+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).


Câu 15:

Nội dung nào không phản ánh đúng những hạn chế của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Hạn chế của Cách mạng Tân Hợi:

+ Không thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến.

+ Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.

+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.


Bắt đầu thi ngay