IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ 20 có đáp án

Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ 20 có đáp án

Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ 20 có đáp án

  • 111 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nội dung nào sau không phản ánh đúng mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương (1897 - 1914)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Sau khi cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự, năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa Việt Nam nhằm mục đích:

+ Vơ vét, bóc lột nhân dân Việt Nam để làm giàu cho chính quốc.

+ Bù đắp thiệt hại cho cuộc chiến tranh xâm lược và bình định.

+ Khuếch trương công lao “khai hóa văn minh” của Pháp.


Câu 2:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự, từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.


Câu 3:

Trong quá trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất, trên lĩnh vực kinh tế, thực dân Pháp không thực hiện chính sách nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Chính sách cai trị của thực dân Pháp trên lĩnh vực kinh tế

+ Tăng cường cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa, chè, cao su.

+ Tập trung khai thác than và kim loại.

+ Xây dựng hệ thống giao thông phục vụ cho việc khai thác tài nguyên và mục đích quân sự.

+ Duy trì các loại thuế cũ ban hành nhiều thuế mới.


Câu 4:

Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có một số chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, sự chuyển biến này chỉ mang tính chất cục bộ, ở một số ngành kinh tế (khai mỏ, giao thông vận tải,...), một số địa phương (Hà Nội, Sài Gòn,...). Về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn trong trình trạng nghèo nàn, lạc hậu và lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.


Câu 5:

Đầu thế kỉ XX, dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914), ở Việt Nam đã xuất hiện những lực lượng xã hội mới là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đầu thế kỉ XX, dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914), ở Việt Nam đã xuất hiện những lực lượng xã hội mới là công nhân, tư sản và tiểu tư sản.


Câu 6:

Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

Đố ai qua Nhật, sang Tàu

Soạn thành Huyết lệ Lưu Cầu Tân thư

Hô hào vận động Đông Du

Kết đoàn với các sĩ phu khắp miền?”

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Câu đố dân gian trên đề cập đến chí sĩ Phan Bội Châu:

+ Trong những năm 1905 - 1925, Phan Bội Châu đã hoạt động yêu nước sôi nổi, bôn ba nhiều nơi như: Nhật Bản, Xiêm, Trung Quốc.

+ “Lưu cầu huyết lệ tân thư” được Phan Bội Châu sáng tác vào năm 1903.

+ Phong trào Đông du của Hội Duy tân gắn với tên tuổi của Phan Bội Châu.


Câu 7:

Trong những năm 1905 - 1908, Hội Duy Tân tổ chức

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Năm 1905 - 1908, Hội Duy Tân tổ chức phong trào Đông Du, đưa các thanh niên yêu nước sang Nhật Bản học tập, chờ đợi thời cơ chống Pháp. Tháng 3/1909, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Phong trào Đông du tan rã.


Câu 8:

Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ. Phong trào Duy Tân hoạt động công khai với nhiều hình thức như: lập trường học mới, lập hội buôn hàng nội hoá và xưởng sản xuất, tổ chức diễn thuyết, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu.....


Câu 9:

Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) được châm ngòi từ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đến năm 1908, dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân, phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở một số tỉnh Trung Kỳ.


Câu 10:

Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là nước Pháp.


Câu 11:

Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Trong những năm 1911 - 1918, Nguyễn Ái Quốc bôn ba qua nhiều quốc gia, châu lục. Trong quá trình đó, nhận thức của Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều chuyển biến quan trọng: từ sự đồng cảm với đồng bào mình đã được nâng lên thành sự đồng cảm với nhân dân lao động; nhận biết về bạn và thù,… => những nhận thức của Nguyễn Tất Thành tuy mới bước đầu nhưng đúng hướng, đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.


Câu 12:

Địa danh nào được đề cập đến trong câu đố sau?

“Nơi nào Bác đã ra đi,

Tìm đường cứu nước cũng vì non sông?”

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước.


Câu 13:

Xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đều

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Điểm tương đồng giữa xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là đều: xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc.

- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp. Vì:

+ Các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đều mang yếu tố “cầu viện”, “nhờ cậy” vào lực lượng bên ngoài,... Ví dụ: Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật bản để đánh đuổi thực dân Pháp; Phân Châu Trinh muốn dựa vào thực dân Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại.

+ Cả hai xu hướng: bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX mới chỉ nhìn thấy được một trong hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc địa (hoặc là mâu thuẫn dân tộc, hoặc là mâu thuẫn giai cấp) nên chỉ chủ trương chống Pháp hoặc chống phong kiến => chưa có sự kết hợp giữa chống đế quốc xâm lược và chống phong kiến đầu hàng. Đây chính là một trong những hạn chế của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

+ Các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đều đặt dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ (thức thời) với các đại diện tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,...


Bắt đầu thi ngay