Trắc nghiệm Sinh Học 7 Bài 59: (có đáp án) Biện pháp đấu tranh sinh học (phần 2)
Trắc nghiệm Sinh Học 7 Bài 59: (có đáp án) Biện pháp đấu tranh sinh học (phần 2)
-
947 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
7 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Biện pháp đấu tranh sinh học là biện pháp nào dưới đây ?
Đáp án D
Biện pháp đấu tranh sinh học : Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt những loài sinh vật có hại. Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sinh vật gây hại. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại
Câu 2:
Mục đích của các biện pháp đấu tranh sinh học được sử dụng là:
Đáp án B
Mục đích của các biện pháp đấu tranh sinh học được sử dụng là: Hạn chế tác động của sinh vật gây hại.
Câu 3:
Nước ta đã áp dụng các biện pháp đấu tranh sinh học nào ?
Đáp án B
Dùng thuốc vi sinh và nuôi thả ong mắt đỏ là các biện pháp nước ta đã áp dụng
Câu 4:
Thiên địch sử dụng để đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sinh vật gây hại ?
Đáp án D
Ong mắt đỏ là thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại
Câu 5:
Những ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là gì ?
1. Sử dụng đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả, tiêu diệt được những loài sinh vật có hại.
2. Sử dụng đấu tranh sinh học tiêu diệt được những loài sinh vật có hại, nhưng không gây ô nhiễm môi trường.
3. Sử dụng đấu tranh sinh học rẻ tiền và dễ thực hiện.
4. Tiêu diệt được những loài sinh vật có hại, nhưng gây ô nhiễm môi trường
Đáp án B
Sử dụng đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả, tiêu diệt được những loài sinh vật có hại. Sử dụng đấu tranh sinh học tiêu diệt được những loài sinh vật có hại, nhưng không gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng đấu tranh sinh học rẻ tiền và dễ thực hiện
Câu 6:
Những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì ?
Đáp án D
Những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là:
- Nhiều loài thiên địch được di nhập, do không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém.
- Thiên địch không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.
- Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.
Câu 7:
Nạn chuột xuất hiện phá hại đồng ruộng mùa màng là sự cố về đấu tranh sinh học và do nguyên nhân nào?
Đáp án B
Nạn chuột xuất hiện phá hại đồng ruộng mùa màng là sự cố về đấu tranh sinh học và do nguyên nhân mèo bị bắt làm thực phẩm
Câu 8:
Những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì? 1. Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém 2. Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. 3. Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.
Biện pháp đấu tranh sinh học có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có những mặt hạn chế: Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém, Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển., Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.
→ Đáp án D
Câu 9:
Những ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là gì? 1. Sử dụng đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả, tiêu diệt được những loài sinh vật có hại 2. Tiêu diệt được những loài sinh vật có hại, nhưng gây ô nhiễm môi trường 3. Sử dụng đấu tranh sinh học rẻ tiền và dễ thực hiện 4. Sử dụng đấu tranh sinh học tiêu diệt được những loài sinh vật có hại nhưng không gây ô nhiễm môi trường
Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, mà không ô nhiễm môi trường lại rẻ tiền và dễ thực hiện.
→ Đáp án D