Trắc nghiệp GDTC 10 CD Bài 1: Kĩ thuật dẫn bóng và dừng bóng bằng mu giữa bàn chân có đáp án
Trắc nghiệp GDTC 10 CD Bài 1: Kĩ thuật dẫn bóng và dừng bóng bằng mu giữa bàn chân có đáp án
-
228 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân thường được sử dụng khi nào?
Đáp án đúng là: A
Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân thường được sử dụng khi có khoảng trống và dẫn bóng theo đường thẳng với tốc độ cao sang phần sân đối phương.
Câu 2:
Tư thế chuẩn bị nào không phải của kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân
Đáp án đúng là: B
Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, chân không thuận đặt trước, đầu ngón cái bàn chân ngang mép trước của bóng, cách bóng từ 10 – 15 cm; chân thuận đặt sau cách chân trước một bước nhỏ, trọng tâm rơi vào chân trước, thân người hơi ngả về trước; mắt quan sát bóng.
Câu 3:
Cần chú ý gì khi thực hiện kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân?
Đáp án đúng là: D
Những chú ý khi thực hiện kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân: đảm bảo tiếp xúc bóng đúng vị trí của mu giữa bàn chân, lực đẩy bóng phù hợp với tốc độ chạy và bước chân không bị quá dài.
Câu 4:
Kĩ thuật nào được sử dụng để dừng bóng bổng, có độ vòng cung lớn?
Đáp án đúng là: C
Kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân được sử dụng để dừng bóng bổng, có độ vòng cung lớn.
Hình 1. Kĩ thuật dừng bóng bổng bằng mu giữa bàn chân
Câu 5:
Có bao nhiêu đường bóng thực hiện được kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân?
Đáp án đúng là: B
Có 2 đường bóng khi thực hiện kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân: đường bóng lăn sệt và đường bóng bổng.
Câu 6:
Tư thế nào không đúng khi thực hiện đối với đường bóng lăn sệt?
Đáp án đúng là: D
Khi tiếp xúc bóng, chân lăng kéo về sau theo hướng bóng đến với tốc độ chậm hơn tốc độ bay của bóng để hoãn xung.
Câu 7:
Sân bóng đá có bao nhiêu dạng?
Đáp án đúng là: B
Sân bóng đá có dạng: sân cỏ tự nhiên và sân cỏ nhân tạo.
Câu 8:
Đường tròn giữa sân của sân bóng đá có bán kính là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: A
Đường tròn giữa sân của sân bóng đá có bán kính là 9,15 m
Câu 9:
Trọng lượng của bóng thi đấu là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: B
Trọng lượng của bóng thi đấu là 410 - 450 g
Câu 10:
Chu vi bóng thi đấu là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: B
Chu vi bóng thi đấu là 68 – 70 cm.
Câu 11:
Có bao nhiêu cách luyện tập kĩ thuật dẫn bóng bằng mu bàn chân?
Đáp án đúng là: D
Có 5 cách luyện tập kĩ thuật dẫn bóng bằng mu bàn chân: dẫn bóng bằng mu bàn chân theo đường thẳng, dẫn bóng bằng mu bàn chân qua lại theo đường thẳng, dẫn bóng bằng mu bàn chân theo hình vuông, dẫn bóng bằng mu bàn chân qua chướng ngại vật, dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân luồn cọc.
Câu 12:
Dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân qua chướng ngại vật được luyện tập dưới hình thức?
Đáp án đúng là: C
Dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân theo được qua chướng ngại vật được luyện tập dưới hình theo nhóm.
Hình 1. Sơ đồ tập luyện dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân qua chướng ngại vật
Câu 13:
Khoảng cách giữa các hàng khi dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân qua chướng ngại vật?
Đáp án đúng là: B
Khoảng cách giữa các hàng khi dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân qua chướng ngại vật là 8 – 10 m.
Hình 1. Sơ đồ tập luyện dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân qua chướng ngại vật
Câu 14:
Bài tập luyện “đá và dừng bóng lăn sệt bằng mu giữa bàn chân với tường” được tập luyện qua hình thức nào?
Đáp án đúng là: D
Kĩ thuật đá và dừng bóng lăn sệt bằng mu giữa bàn chân vào tường được tập luyện cá nhân, theo cặp và theo nhóm
Câu 15:
Bài luyện tập nào dùng để luyện tập kĩ thuật dừng bóng lăn sệt bằng mu giữa bàn chân?
Đáp án đúng là: D
Luyện tập kĩ thuật dừng bóng lăn sệt bằng mu giữa bàn chân bao gồm: Tại chỗ đá và dường bóng lăn sệt bằng mu giữa bàn chân, đá và dừng bóng lăn sệt bằng mu giữa bàn chân với tường.