Cho A = {x ∈ ℝ| x + 2 ≥ 0}, B = {x ∈ ℝ| 5 – x ≥ 0}. Số các số nguyên thuộc cả hai tập A và B là:
A. 6
B. 8
C. 5
D. 3
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Ta có A = {x ∈ ℝ| x + 2 ≥ 0} = {x ∈ ℝ| x ≥ – 2} = [– 2; + ∞).
B = {x ∈ ℝ| 5 – x ≥ 0} = {x ∈ ℝ| x ≤ 5} = (– ∞; 5].
Suy ra A ∩ B = [– 2; + ∞) ∩ (– ∞; 5] = [– 2; 5].
Các số nguyên thuộc cả hai tập A và B chính là các số nguyên thuộc tập A ∩ B, đó là các số: – 2; – 1; 0; 1; 2; 3; 4; 5.
Vậy có 8 số nguyên thuộc cả hai tập A và B.
Cho hai tập khác rỗng E = (m – 1; 4] và F = (– 2; 2m + 2] với m ∈ ℝ. Xác định m để F ⊂ E.
Một lớp học có 23 học sinh giỏi môn Toán, 22 học sinh giỏi môn Lý, 15 học sinh
giỏi cả môn Toán và Lý và có 5 học sinh không giỏi môn nào cả. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh?
Cho tập hợp C = {x ∈ ℝ| 8 < |– 3x + 5|}. Hãy viết lại các tập hợp C dưới dạng khoảng, nửa khoảng, đoạn.
Cho tập hợp \({C_\mathbb{R}}A = \left[ {0;6} \right)\), \({C_\mathbb{R}}B = \left( { - \frac{{12}}{3};5} \right) \cup \left( {\sqrt {17} ;\sqrt {55} } \right).\) Tập \({C_\mathbb{R}}\left( {A \cap B} \right)\)là: