Thứ sáu, 29/03/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán 120 câu trắc nghiệm Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng nâng cao

120 câu trắc nghiệm Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng nâng cao

120 câu trắc nghiệm Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng nâng cao (P1)

  • 17734 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 25 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của đường thẳng song song với trục Ox?

Xem đáp án

Đáp án A

Trục Ox có phương trình là y= 0.

Nên đường thẳng này có 1 VTPT là: n(0;1)

Do đó 1 VTCP của đường thẳng là (1; 0)


Câu 2:

Vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của đường thẳng song song với trục Oy?

Xem đáp án

Đáp án B

Trục Oy có phương trình là x = 0.

Nên đường thẳng này có 1 VTPT là n(1;0)

Do đó:1 VTCP của đường thẳng là (0; 1)

Mà 2 vectơ (0; 1) và (0; -1) là 2 vectơ cùng phương nên vectơ (0; -1) cũng là VTCP đối với trục Oy.


Câu 3:

Vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của đường phân giác góc phần tư thứ nhất?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương trình đường phân giác góc phần tư thứ nhất là (d) :  x- y= 0.

Đường thẳng này có VTPT là (1; -1) nên có VTCP là (1;1)

Mà vecto (1; 1) và (-1; -1) là 2 vecto cùng phương nên vecto (-1; -1) cũng là VTCP của đường thẳng (d)


Câu 4:

Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng song song với trục Ox?

Xem đáp án

Đáp án A

Trục Ox có phương trình đường thẳng là y = 0. Đường thẳng này có VTPT là (0; 1).

Các đường thắng song song với nhau sẽ có cùng VTCP và có cùng VTPT nên các đường thẳng song song với trục Ox có VTPT là (0; 1) .


Câu 5:

Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng song song với trục Oy?

Xem đáp án

Đáp án C

Trục Oy có phương trình đường thẳng là x = 0. Đường thẳng này có VTPT là ( 1; 0) và có VTCP (0; 1)

Mà các đường thẳng song song với nhau có cùng VTPT và VTCP nên câc đường thẳng song song với trục Oy có VTPT là (1; 0)

Mà 2 vecto ( 1; 0) và ( -3; 0) là 2 vecto cùng phương nên vecto ( -3; 0) cũng là VTPT của trục Oy.


Câu 6:

Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của đường phân giác góc phần tư thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương trình đường phân giác góc phần tư thứ  hai là (d) : x+  y= 0.

Đường thẳng này có VTPT là (1; 1) nên có VTCP là (1;- 1)

Mà vecto (1; 1) và (4; 4) là 2 vecto cùng phương nên vecto (4;4) cũng là VTPT của đường thẳng (d)


Câu 7:

Đường thẳng d có một vectơ chỉ phương là u(-2;-3). Đường thẳng  vuông góc với  d có một vectơ pháp tuyến là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có nhận xét:

Hai đường thẳng vuông góc với nhau thì VTPT của đường thẳng này là VTCP của đường thẳng kia và ngược lại.

Do đường thẳng vuông góc với đường thẳng (d) nên nhận VTCP của đường thẳng (d) là VTPT. Do đó: 1 VTPT của đường thẳng  là ( -2; -3).

Mà  hai vectơ (-2; -3) và ( 4; 6) là 2 vectơ cùng phương nên vectơ (4; 6) cũng là  VTPT của đường thẳng .


Câu 8:

Đường thẳng (d) có một vectơ pháp tuyến là n(2;-1). Đường thẳng ∆ vuông góc với d có một vectơ chỉ phương là:

Xem đáp án

Đáp án A

Do hai  đường thẳng vuông góc với nhau thì VTPT của đường thẳng này là  VTCP của  đường thẳng kia và ngược lại.

Do đường thẳng ∆  vuông góc với đường thẳng (d) nên nhận VTPT của đường thẳng ( d) là VTCP. Do đó: một VTCP của đường thẳng ∆ là ( 2; -1)


Câu 9:

Tìm vectơ pháp tuyến của đường thẳng đi qua hai điểm  A(1; 4) và B( 3; 6).

Xem đáp án

Đáp án C

Đường thẳng AB nhận AB2;2 là VTCP . Do đó VTPT của đường thẳng AB là ( 2; -2)


Câu 10:

Đường thẳng (d) có phương trình là 2x+ 3y- 6= 0. Đường thẳng vuông góc với (d) có một vectơ pháp tuyến là:

Xem đáp án

Chọn D

Đường thẳng (d) có VTPT là (2;3) và VTCP là (3; -2)

Do đường thẳng (d) và ∆ vuông góc với nhau nên đường thẳng ∆ nhận VTCP của đường thẳng (d) làm VTPT.

Do đó đường thẳng ∆ có VTPT là (3; -2) .


Câu 11:

Đường thẳng d có một vectơ chỉ phương là u=(3;-4). Đường thẳng  song song với d có một vectơ pháp tuyến là:

Xem đáp án

Đáp án A

Đường thẳng ( d) có VTCP là u=(3;-4)

Nên đường thẳng (d) có 1 VTPT là ( 4; 3) .

Do 2 đườg thẳng ∆ và (d) song song với nhau nên chúng có cùng VTPT và cùng VTCP .

Suy ra đường thẳng ∆ có  1 VTPT là  (4; 3) .


Câu 12:

Đường thẳng d có một vectơ pháp tuyến là n=(-2;-5) Đường thẳng  song song với d  có một vectơ chỉ phương là:

Xem đáp án

Đáp án A

Đường thẳng d có một vectơ pháp tuyến là n=(-2;-5)  nên đường thẳng này có 1 VTCP là: n=5; -2

Do đường thẳng d và ∆ song song với nhau nên vecto n=(5;-2) cũng là VTCP của đường thẳng ∆.


Câu 13:

Vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của đường thẳng song song với trục Ox?

Xem đáp án

Đáp án A

Trục Ox có phương trình tổng quát là: y= 0.

Đường thẳng này có VTPT là ( 0; 1) và VTCP là (1; 0)

Các đường thẳng song song với trục Ox sẽ có cùng VTPT và có cùng VTCP với trục Ox. Nên đường thẳng song song với trục Ox có VTCP là (1; 0) .


Câu 14:

Cho đường thẳng (d) x-2y+ 8= 0.  Đường thẳng ∆ đi qua A(2; -3)  và song song với (d)  có phương trình:

Xem đáp án

Đáp án D

Do song song vớo ( d)  nên có phương trình dạng: x- 2y+ c= 0

∆ đi qua A( 2; -3) nên ta có

2- 2. (-3) + c= 0

Do đó: c= - 8.

Vậy đường thẳng cần tìm là x- 2y – 8 = 0


Câu 15:

Cho tam giác ABC có A( 1;2) ; B( 0; 4) và C( 3; -1). Đường thẳng đi qua B và song song với AC có phương trình:

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi (d)  là đường thẳng cần tìm. Do d song song với AC nên d nhận AC( 2; -3) làm VTCP.

Suy ra n(3;2) là VTPT của (d) .

Do đó; đường thẳng ( d) có phương trình:

3( x- 0) +2( y-4) = 0 hay 3x+ 2y- 8=0

 


Câu 16:

Phương trình tham số của đường thẳng (d)  đi qua điểm M( 2; -5)  và vuông góc với đường thẳng (d’) : x+ 6y -7= 0  là:

Xem đáp án

Đáp án A

Do 2 đường thẳng d và (d’) vuông góc với nhau nên VTCP của đường thẳng này là VTPT của đường thẳng kia và ngược lại.

Mà đường thẳng (d’) có VTPT là n(1;6) nên u(1;6) là VTCP của đường thẳng (d) .

Khi đó phương trình tham số của đường thẳng (d) cần tìm là:


Câu 17:

Cho tam giác ABC A( 2; -1) ; B( 4; 5) và C(-3;2) . Phương trình tổng quát của đường cao AH của tam giác ABC là:

Xem đáp án

Đáp án B

AH là đường cao của tam giác nên đường thẳng này đi qua A( 2; -1) và nhận CB (7;3) làm VTPT .

Suy ra; phương trình đường cao AH là:

7(x- 2) +3( y+1) = 0 hay 7x+ 3y -11= 0


Câu 18:

Viết phương trình tổng quát của đường thẳng d biết d đi qua điểm B( 2; -5)  và có hệ số góc k= 2.

Xem đáp án

Đáp án C

Phương trình đường thẳng d là.

y = 2( x-2) – 5

Hay 2x-y -9 =0


Câu 19:

Viết phương trình đường thẳng d biết d đi qua điểm N( 1; 4) và có hệ số góc là số nguyên dương nhỏ nhất.

Xem đáp án

Đáp án B

Số nguyên dương nhỏ nhất là 1 nên hệ số góc của đường thẳng (d) là k= 1

Phương trình đường thẳng (d)  là

y= 1(x - 1) +4

hay x- y + 3= 0.


Câu 20:

Cho tam giác ABC có phương trình các cạnh AB. x+y-1= 0; AC: 7x- y+2=0 và BC: 10x+ y-19=0.  Viết phương trình đường phân giác trong góc A của tam giác ABC.

Xem đáp án

Đáp án B

Do AB và BC cắt nhau tại B nên toa độ điểm B là nghiệm hệ phương trình

Do đó: B( 2; -1)

Tương tự: tọa độ điểm C( 1; 9)

PT các đường phân giác góc A là:

Đặt T1(x; y) = 2x- 6y+ 7 và T2= 12x+ 4y-3  ta có:

T1(B). T1(C) < 0 và T2(B) T2(C) >0.

Suy ra B và C nằm khác phía so với đường thẳng 2x-6y+7= 0 và cùng phía so với đường thẳng: 12x+ 4y- 3= 0.

Vậy phương trình đường phân giác trong góc A là: 2x- 6y+ 7= 0.


Câu 21:

Cho tam giác ABC A( -2; -1) ; B( -1; 3)  và C(6; 1) . Viết phương trình đường phân giác ngoài góc A của tam giác ABC.

Xem đáp án

Đáp án D

Phương trình đường thẳng AB:

x+2-1+2=y+13+1 hay 4x-y+7=0 

 

Phương trình đường thẳng AC:

x+26+2=y+11+1 hay x-4y-2=0

 

Phương trình các đường phân giác góc A là:

Đặt  T1(x; y) = x+ y+ 3 và T2= x- y+ 1  ta có:

T1(B). T1(C)>  0 và T2(B) T2(C) <  0.

Suy ra B và C nằm khác phía so với đường thẳng x-y+ 1= 0 và cùng phía so với đường thẳng: x+ y+ 3= 0.

Vậy phương trình đường phân giác ngoài góc A: x+ y+ 3= 0.


Câu 22:

Viết phương trình đường thẳng d  qua M( -1; 2) và tạo với trục Ox  một góc 60.

Xem đáp án

Đáp án D

Do đường thẳng d  tạo với trục Ox một góc 600 nên có hệ số góc: k=tan60=3

Phương trình (d)  là: y=3x+b

Vì M ( -1; 2) thuộc vào đường thẳng d nên ta có: 2=3.-1+bb=3+2

Khi đó phương trình (d) là: y=3x+3+2

hay 3x-y+3+2=0


Câu 23:

Viết phương trình đường thẳng (d)  qua N( 3; -2) và tạo với trục Ox một góc 450.

Xem đáp án

Đáp án B

Do d tạo với trục Ox một góc 450 nên có hệ số góc k = tan450= 1.

Phương trình d là: y = 1( x-3) -2 hay x- y-5= 0


Câu 24:

Cho đường thẳng (d)  có phương trình: x- 2y+ 5= 0. Có mấy phương trình đường thẳng qua M(2; 1)  và tạo với d  một góc 450.

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi là đường thẳng cần tìm và n (A;B) là VTPT của ∆ A2+B2 0

Để  tạo  với đường thẳng ( d)  một góc 450 thì:

Tương đương: 2( A- 2B) 2= 5( A2+ B2)

Nên  A= -3B hoặc B= 3A 

+ Với A= - 3B, chọn B= -1 thì A= 3  ta được phương trình ∆ : 3x- y- 5= 0.

+ Với B= 3A, chọn A= 1 thì B= 3 ta được phương trình ∆: x+ 3y- 5 = 0 .


Câu 25:

Cho đường thẳng d có phương trình: x+ 3y-3= 0 . Viết phương trình đường thẳng qua A( -2; 0)  tạo với (d)  một góc 450.Hãy tính tổng các hệ số góc.

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi là đường thẳng cần tìm

 

Để  tạo  với đường thẳng ( d)  một góc 450 thì:

Tương đương : 2( A+ 3B) 2= 10( A2+ B2)

Nên  A= 2B hoặc B= -2A 

+ Với A= 2B, chọn B= 1 thì A= 2 ta được phương trình ∆ : 2x + y +  4= 0.; có hệ số góc là k= -2

+ Với B= -2A, chọn A= 1 thì B= -2 ta được phương trình ∆: x- 2y+ 2 = 0 ; có hệ số góc là k= 1/2

Vậy tổng các hệ số góc là:


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương