Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán Đề kiểm tra cuối học kì 2 Toán 10 Cánh Diều có đáp án

Đề kiểm tra cuối học kì 2 Toán 10 Cánh Diều có đáp án

Đề kiểm tra cuối học kì 2 Toán 10 Cánh Diều - Đề 01 có đáp án

  • 1171 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phương tiện bạn Khoa có thể chọn đi từ Hải Dương xuống Hà Nội rồi từ Hà Nội vào Đà Lạt được thể hiện qua sơ đồ cây sau:

Hỏi bạn Khoa có mấy cách chọn đi từ Hải Dương xuống Hà Nội rồi từ Hà Nội vào Đà Lạt (ảnh 1)

Hỏi bạn Khoa có mấy cách chọn đi từ Hải Dương xuống Hà Nội rồi từ Hà Nội vào Đà Lạt.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cách cách chọn là: Xe máy – Máy bay; Xe máy – Xe khách; Xe khách – Xe khách; Xe khách – Máy bay.


Câu 2:

Cho tập A có n phần tử (n ℕ, n ≥ 2), k là số nguyên thỏa mãn 1 ≤ k ≤ n. Số các chỉnh hợp chập k của n phần tử trên là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cách cách chọn là: Xe máy – Máy bay; Xe máy – Xe khách; Xe khách – Xe khách; Xe khách – Máy bay.


Câu 3:

Cho 8 điểm phân biệt nằm trong mặt phẳng. Hỏi có bao nhiêu đoạn thẳng có hai đầu mút là hai trong 8 điểm đó.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Các đoạn thẳng được lập không phân biệt điểm đầu và điểm cuối (ví dụ đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BA là giống nhau).

Vậy cứ hai điểm phân biệt sẽ cho ta một đoạn thẳng.

Số đoạn thẳng có hai đầu mút là hai trong tám điểm nói trên là \(C_8^2 = 28\) đoạn thẳng.


Câu 4:

Cho biểu thức (a + b)n , với n = 4 ta có khai triển là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khai triển với n = 4 là:

(a + b)4 = \(C_4^0{a^4} + C_4^1{a^3}{b^1} + C_4^2{a^2}.{b^2} + C_4^3a.{b^3} + C_4^4.{b^4}\).


Câu 5:

Khai triển biểu thức (a + 2b)5 ta thu được kết quả là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có:

(a + 2b)5

= \(C_5^0{a^5} + C_5^1{a^{5 - 1}}{\left( {2b} \right)^1} + C_5^2{a^{5 - 2}}{\left( {2b} \right)^2} + C_5^3{a^{5 - 3}}{\left( {2b} \right)^3} + C_5^4{a^{5 - 4}}{\left( {2b} \right)^4} + C_5^5{\left( {2b} \right)^5}\)

= a5 + 10a4b + 40a3b2 + 80a2b3 + 80ab4 + 32b5.


Câu 6:

Ta nói a là số gần đúng của số đúng \(\overline a \) với độ chính xác 0,004 nếu sai số tuyệt đối là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta nói a là số gần đúng của số đúng \(\overline a \) với độ chính xác 0,004 nếu sai số tuyệt đối ∆a ≤ 0,004.

Do vậy chọn đáp án B.


Câu 7:

Trong một phép đo đạc, tính toán, các bạn An, Phong, Nam lần lượt có các sai số tuyệt đối sau: 0,005; 0,004; 0,003. Hỏi phép đo đạc, tính toán của bạn nào chính xác nhất ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Do 0,005 > 0,004 > 0,003. Mà sai số tuyệt đối của số gần đúng nhận được trong một phép tính toán càng bé thì kết quả của phép đo đạc, tính toán đó càng chính xác. Vậy kết quả của bạn Nam là chính xác nhất.


Câu 8:

Cho số gần đúng a = 22 648 024 với độ chính xác d = 101. Hãy viết số quy tròn của số a.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Độ chính xác là d = 101 (hàng trăm) nên ta làm tròn số a = 22 648 024 đến hàng nghìn, kết quả là 22 648 000.


Câu 9:

Cho bảng số liệu như sau:

Cho bảng số liệu như sau: xi 2 3 4 5 6 Cộng ni 5 15 10 6 7 43 Mốt của bảng số liệu là: A. 2 (ảnh 1)

Mốt của bảng số liệu là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Mốt của bảng số liệu là: 3

Do nó có tần số xuất hiện nhiều nhất (15 lần).


Câu 10:

Kết quả kiểm tra môn Toán của các bạn Hoa, Lan, Quân, Phong, Đức lần lượt là: 9, 8, 5, 7, 10. Số trung bình cộng \(\overline x \) của mẫu số liệu trên là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Số trung bình cộng của mẫu số liệu trên là: \(\overline x = \frac{{9 + 8 + 5 + 7 + 10}}{5} = 7,8\).


Câu 11:

Thời gian chạy 50m của 20 học sinh được ghi lại trong bảng dưới đây:

Thời gian chạy 50m của 20 học sinh được ghi lại trong bảng dưới đây Tứ phân vị Q1, Q2, Q3 (ảnh 1)

Tứ phân vị Q1, Q2, Q của bảng số liệu này lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Sắp xếp mẫu số liệu thành một dãy không giảm ta có:

8,3; 8,3; 8,4; 8,4; 8,4; 8,5; 8,5; 8,5; 8,5; 8,5; 8,5; 8,5; 8,5; 8,5; 8,7; 8,7; 8,7; 8,7; 8,7; 8,8.

Ta có: n = 20

Số thứ tự thứ 10 là 8,5

Số thứ tự thứ 11 là 8,5

Tứ phân vị thứ hai Q2 là: (8,5 + 8,5) : 2 = 8,5

Tứ phân vị thứ nhất Q1 là trung vị của dãy số liệu: 8,3; 8,3; 8,4; 8,4; 8,4; 8,5; 8,5; 8,5; 8,5; 8,5. Tức là: Q1 = (8,4 + 8,5) : 2 = 8,45

Tứ phân vị thứ ba Q3 là trung vị của dãy số liệu: 8,5; 8,5; 8,5; 8,5; 8,7; 8,7; 8,7; 8,7; 8,7; 8,8. Tức là: Q3 = (8,7 + 8,7) : 2 = 8,7.


Câu 12:

Năng suất lúa hè thu (tạ/ha) năm 1998 của 31 tỉnh ở Việt Nam được thống kê trong bảng sau:

Năng suất lúa (tạ/ha)

25

30

35

40

45

Tần số

4

7

9

6

5

So sánh Q1 và Q2  ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Sắp thứ tự mẫu số liệu gồm n = 31 số liệu thành một dãy không giảm ta có:

25; 25; 25; 25; 30; 30; 30; 30; 30; 30; 30; 35; 35; 35; 35; 35; 35; 35; 35; 35; 40; 40; 40; 40; 40; 40; 45; 45; 45; 45; 45.

Tứ phân vị thứ hai Q2 là: 35

Do n là số lẻ nên Q1 bằng trung vị của nửa dãy phía dưới (không bao gồm Q2) tức là trung vị của dãy số liệu: 25; 25; 25; 25; 30; 30; 30; 30; 30; 30; 30; 35; 35; 35; 35. Vậy Q1 = 30. Vậy, Q1 < Q2.


Câu 13:

Thời gian chạy 50 m của 20 học sinh được ghi lại trong bảng dưới đây:

Thời gian chạy 50 m của 20 học sinh được ghi lại trong bảng dưới đây: Thời gian (giây) 8,3 8,4 (ảnh 1)

Khoảng biến thiên của bảng số liệu trên là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Xét bảng số liệu:

Ta có: xmin = 8,3 ; xmax = 8,8

Do đó, ta có khoảng biến thiên: R = xmax – xmin = 8,8 – 8,3 = 0,5 (m).


Câu 14:

41 học sinh của một lớp kiểm tra chất lượng đầu năm thang điểm 30. Kết quả như sau:

Điểm

9

11

14

16

17

18

20

21

23

25

Số lượng (tần số)

3

6

4

4

6

7

3

4

2

2

Phương sai của bảng số liệu trên là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có số trung bình cộng:

\(\begin{array}{l}\overline x = \frac{{9.3 + 11.6 + 14.4 + 16.4 + 17.6 + 18.7 + 20.3 + 21.4 + 23.2 + 25.2}}{{41}}\\ \approx 16,61\end{array}\)

Phương sai:

\({s^2} = \frac{{{n_1}{{\left( {{x_1} - \overline x } \right)}^2} + {n_2}{{\left( {{x_2} - \overline x } \right)}^2} + ... + {n_n}{{\left( {{x_n} - \overline x } \right)}^2}}}{n}\)

\( = \frac{{3.{{\left( {9 - 16,61} \right)}^2} + 6.{{\left( {11 - 16,61} \right)}^2} + ... + 2.{{\left( {25 - 16,61} \right)}^2}}}{{41}}\)

\( = 18,04\)


Câu 15:

Tốc độ phát triển của một loại virus trong 10 ngày với các điều kiện khác nhau (đơn vị: nghìn con) được thống kê lại như sau:

20

100

30

980

440

20

20

150

60

270

Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Bảng số liệu trên có n = 10

Sắp xếp số liệu thành dãy không giảm ta có:

20; 20; 20; 30; 60; 100; 150; 270; 440; 980.

Tứ phân vị thứ hai bằng trung vị là: Q2 = (60 + 100) : 2 = 80 (số thứ tự thứ 5 là 60, số thứ tự thứ 6 là 100)

Tứ phân vị thứ nhất bằng trung vị của dãy số liệu: 20; 20; 20; 30; 60. Có 5 số liệu, do đó, Q1 = 20

Tứ phân vị thứ ba bằng trung vị của dãy số liệu 100; 150; 270; 440; 980. có 5 số liệu, do đó, Q3 = 270

Khoảng tứ phân vị là: ΔQ = Q3 – Q1 = 270 – 20 = 250 nghìn.


Câu 16:

Gieo một đồng xu ba lần liên tiếp. Xác suất để xuất hiện ít nhất một lần mặt ngửa là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Gọi S là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt sấp, N là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt ngửa.

Không gian mẫu là:

Ω = {SSN; SSS; SNN; SNS; NSS; NSN; NNS; NNN} và n(Ω) = 8

Gọi biến cố A: “ít nhất một lần mặt ngửa”. Các kết quả thuận lợi của biến cố A là:

SSN; SNN; SNS; NSS; NSN; NNS; NNN.

Do đó n(A) = 7

Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{7}{8}\).


Câu 17:

Một lớp có 15 bạn nam và 17 bạn nữ. Lấy ngẫu nhiên 3 bạn để làm đội kỉ luật. Xác suất để đội kỉ luật có ít nhất một bạn nữ là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Tổng số học sinh trong lớp: 15 + 17 = 32 (học sinh)

Biến cố A: “đội kỉ luật có ít nhất một bạn nữ”

Biến cố đối \(\overline A \): “đội kỉ luật không có bạn nữ nào” tức là chỉ có 3 bạn nam

Ta có:

n(Ω) = \(C_{32}^3 = 4960\)

n(\(\overline A \)) = \(C_{15}^3 = 455\)

Do đó, \(P(\overline A ) = \frac{{n(\overline A )}}{{n(\Omega )}} = \frac{{455}}{{4960}} = \frac{{91}}{{992}}\)

Vậy P(A) = 1 – P(\(\overline A \)) = \(1 - \frac{{91}}{{992}} = \frac{{901}}{{992}}\).


Câu 18:

Cho biến cố A có biến cố đối \(\overline A \). Khẳng định nào sau đây là đúng ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho biến cố A có biến cố đối \(\overline A \). Ta có: P(\(\overline A \)) = 1 – P(A).

Và 0 ≤ P(A), P(\(\overline A \)) ≤ 1.


Câu 19:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(\vec u = \left( {2;7} \right)\). Kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, ta có \(\vec u = \left( {2;7} \right)\).

Khi đó ta có \(\vec u = 2\vec i + 7\vec j\).

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 20:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(\overrightarrow {OA} = \left( {{a_1};{a_2}} \right)\). Khi đó hoành độ và tung độ của \(\overrightarrow {OA} \) lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nếu \(\overrightarrow {OA} = \left( {{a_1};{a_2}} \right)\) thì ta gọi:

a1 là hoành độ của \(\overrightarrow {OA} \);

a2 là tung độ của \(\overrightarrow {OA} \).

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 21:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \[\vec a = \left( {1;5} \right)\]\(\vec b = \left( {3u + v;u - 2v} \right)\). Khi đó \(\vec a = \vec b\) khi và chỉ khi:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có \(\vec a = \vec b\).

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3u + v = 1\\u - 2v = 5\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}u = 1\\v = - 2\end{array} \right.\)

Vậy \(\left\{ \begin{array}{l}u = 1\\v = - 2\end{array} \right.\) thì \(\vec a = \vec b\).

Do đó ta chọn phương án B.


Câu 22:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(\vec x = \left( {10;2} \right),\,\,\vec y = \left( { - 5;8} \right)\). Khi đó \(\vec x.\vec y\) bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi \(\vec x = \left( {{x_1};{x_2}} \right) = \left( {10;2} \right),\,\,\vec y = \left( {{y_1};{y_2}} \right) = \left( { - 5;8} \right)\).

Ta có \(\vec x.\vec y = {x_1}.{y_1} + {x_2}.{y_2} = 10.\left( { - 5} \right) + 2.8 = - 34\).

Vậy \(\vec x.\vec y = - 34\).

Do đó ta chọn phương án A.


Câu 23:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm M(–1; –2) và N(–3; 2). Tọa độ trung điểm I của đoạn thẳng MN là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gọi I(xI; yI) là trung điểm của MN.

Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}{x_I} = \frac{{{x_M} + {x_N}}}{2} = \frac{{ - 1 - 3}}{2} = - 2\\{y_I} = \frac{{{y_M} + {y_N}}}{2} = \frac{{ - 2 + 2}}{2} = 0\end{array} \right.\)

Do đó tọa độ I(–2; 0).

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 24:

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phương án A, B đúng.

Phương án C sai. Sửa lại: Nếu \[\vec a\] là một vectơ chỉ phương của đường thẳng d thì \(k\vec a\,\,\,\left( {k \ne 0} \right)\) cũng là một vectơ chỉ phương của đường thẳng d.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 25:

Một đường thẳng có bao nhiêu vectơ pháp tuyến?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nếu \[\vec n\] là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng d thì \(k\vec n\,\,\,\left( {k \ne 0} \right)\) cũng là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng d.

Vì có vô số số thực k ≠ 0 nên ta có vô số \(k\vec n\,\,\,\left( {k \ne 0} \right)\).

Do đó đường thẳng d có vô số vectơ pháp tuyến.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 26:

Phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua hai điểm A(–2; 4) và B(1; 0) là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cách 1:

Ta có \(\overrightarrow {AB} = \left( {3; - 4} \right)\).

Đường thẳng d có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {AB} = \left( {3; - 4} \right)\).

Suy ra đường thẳng d có vectơ pháp tuyến \(\vec n = \left( {4;3} \right)\).

Đường thẳng d đi qua điểm B(1; 0), có vectơ pháp tuyến \(\vec n = \left( {4;3} \right)\).

Suy ra phương trình tổng quát của d: 4(x – 1) + 3(y – 0) = 0.

4x + 3y – 4 = 0.

Cách 2:

Phương trình của d là: \(\frac{{x + 2}}{{1 + 2}} = \frac{{y - 4}}{{0 - 4}}\)

\( \Leftrightarrow \frac{{x + 2}}{3} = \frac{{y - 4}}{{ - 4}}\)

–4(x + 2) = 3(y – 4)

4x + 3y – 4 = 0.

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 27:

Cho điểm M nằm trên ∆: x + y – 1 = 0 và cách N(–1; 3) một khoảng bằng 5. Khi đó tọa độ điểm M là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Chọn A(0; 1) ∆.

Đường thẳng ∆ có vectơ pháp tuyến \(\vec n = \left( {1;1} \right)\).

Suy ra đường thẳng ∆ nhận \(\vec u = \left( {1; - 1} \right)\) làm vectơ chỉ phương.

Đường thẳng ∆ đi qua A(0; 1) và có vectơ chỉ phương \(\vec u = \left( {1; - 1} \right)\).

Suy ra phương trình tham số của ∆: \(\left\{ \begin{array}{l}x = t\\y = 1 - t\end{array} \right.\)

Ta có M ∆. Suy ra M(t; 1 – t).

Ta có \(\overrightarrow {NM} = \left( {t + 1; - 2 - t} \right)\).

Suy ra \(NM = \left| {\overrightarrow {NM} } \right| = \sqrt {{{\left( {t + 1} \right)}^2} + {{\left( { - 2 - t} \right)}^2}} \).

Theo đề, ta có MN = 5.

(t + 1)2 + (–2 – t)2 = 25.

t2 + 2t + 1 + 4 + 4t + t2 = 25.

2t2 + 6t – 20 = 0.

t = 2 hoặc t = –5.

Với t = 2, ta có tọa độ M(2; –1).

Với t = –5, ta có tọa độ M(–5; 6).

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 28:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai đường thẳng d1, d2 lần lượt có vectơ chỉ phương là \({\vec a_1}\), \({\vec a_2}\). Gọi M là một điểm nằm trên đường thẳng d1. Khi đó d1 trùng d2 khi và chỉ khi:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai đường thẳng d1, d2 lần lượt có vectơ chỉ phương là \({\vec a_1}\), \({\vec a_2}\) và một điểm M d1.

Khi đó d1 trùng d2 khi và chỉ khi \({\vec a_1}\) cùng phương với \({\vec a_2}\) và M d2.

Vì vậy cần có cả hai điều kiện của hai phương án A và C.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 29:

Góc giữa hai đường thẳng \({\Delta _1}:2x + 2\sqrt 3 y + \sqrt 5 = 0\)\({\Delta _2}:y - \sqrt 6 = 0\) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

1 và ∆2 có vectơ pháp tuyến lần lượt là \({\vec n_1} = \left( {2;2\sqrt 3 } \right),\,\,{\vec n_2} = \left( {0;1} \right)\).

Ta có: \(\cos \left( {{\Delta _1},{\Delta _2}} \right) = \frac{{\left| {2.0 + 2\sqrt 3 .1} \right|}}{{\sqrt {{2^2} + {{\left( {2\sqrt 3 } \right)}^2}} .\sqrt {{0^2} + {1^2}} }} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\).

Suy ra (∆1, ∆2) = 30°.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 30:

Phương trình x2 + y2 – 2ax – 2by + c = 0 là phương trình đường tròn khi và chỉ khi:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phương trình x2 + y2 – 2ax – 2by + c = 0 là phương trình đường tròn khi và chỉ khi a2 + b2 > c.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 31:

Một đường tròn có tâm I(3; –2), tiếp xúc với đường thẳng ∆: x – 5y + 1 = 0. Bán kính của đường tròn đó bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Do đường tròn tiếp xúc với đường thẳng ∆ nên bán kính của đường tròn bằng khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng ∆.

Tức là, \(R = d\left( {I,\Delta } \right) = \frac{{\left| {3 - 5.\left( { - 2} \right) + 1} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {{\left( { - 5} \right)}^2}} }} = \frac{{14}}{{\sqrt {26} }}\).

Vậy bán kính của đường tròn đã cho bằng \(\frac{{14}}{{\sqrt {26} }}\).

Do đó ta chọn phương án C.


Câu 32:

Cho đường tròn (C): (x – 3)2 + (y – 1)2 = 10. Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm A(4; 4) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đường tròn (C) có tâm I(3; 1).

Ta có \(\overrightarrow {IA} = \left( {4 - 3;4 - 1} \right) = \left( {1;3} \right)\).

Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm A(4; 4) là: 1.(x – 4) + 3(y – 4) = 0.

x + 3y – 16 = 0.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 33:

Phương trình nào sau đây là phương trình chính tắc của elip?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phương trình chính tắc của (E) có dạng: \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) (với a > b > 0).

Vì phương trình ở phương án B không có dạng trên nên ta loại phương án B.

Vì a > b nên a2 > b2.

Phương trình ở phương án A có a2 = 4 < b2 = 25.

Suy ra phương trình ở phương án A không phải là phương trình chính tắc của (E).

Phương trình ở phương án C có a2 = 49 > b2 = 36.

Suy ra phương trình ở phương án C là phương trình chính tắc của (E).

Phương trình ở phương án D có a2 = b2 = 49.

Suy ra phương trình ở phương án D không phải là phương trình chính tắc của (E).

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 34:

Phương trình chính tắc của parabol (P) có đường chuẩn ∆: 2x + 6 = 0 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có 2x + 6 = 0 x + 3 = 0.

Ta có \(\frac{p}{2} = 3\).

Suy ra p = 2.3 = 6.

Vậy phương trình chính tắc của (P): y2 = 2px hay y2 = 12x.

Do đó ta chọn phương án C.


Câu 35:

Cho hypebol (H): \(\frac{{{x^2}}}{{16}} - \frac{{{y^2}}}{9} = 1\) và đường thẳng ∆: x + y = 3. Tích các khoảng cách từ hai tiêu điểm của (H) đến ∆ bằng giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phương trình chính tắc của (H) có dạng \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} - \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\), với \(\left\{ \begin{array}{l}{a^2} = 16\\{b^2} = 9\end{array} \right.\)

Ta có c2 = a2 + b2 = 16 + 9 = 25.

Suy ra c = 5.

Khi đó hai tiêu điểm của (H) là F1(–5; 0), F2(5; 0).

Ta có ∆: x + y = 3 x + y – 3 = 0.

Ta có \(d\left( {{F_1},\Delta } \right) = \frac{{\left| { - 5 + 0 - 3} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {1^2}} }} = 4\sqrt 2 \)\[d\left( {{F_2},\Delta } \right) = \frac{{\left| {5 + 0 - 3} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {1^2}} }} = \sqrt 2 \].

Khi đó tích các khoảng cách từ hai tiêu điểm của (H) đến ∆ là: \(4\sqrt 2 .\sqrt 2 = 8\).

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 36:

Cho nhị thức \({\left( {2{x^2} + \frac{1}{{{x^3}}}} \right)^n}\), trong đó số nguyên \(n\) thỏa mãn \(A_n^3 = 12n\). Tìm số hạng chứa x5 trong khai triển.

Xem đáp án

Xét phương trình \(A_n^3 = 12n\) (n ≥ 3)

\( \Leftrightarrow \frac{{n!}}{{\left( {n - 3} \right)!}} = 12n\)

\( \Leftrightarrow n\left( {n - 1} \right)\left( {n - 2} \right) = 12n\)

\( \Leftrightarrow {n^2} - 3n - 10 = 0\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}n = 5\\n = - 2\end{array} \right.\)

Do đó chỉ có \(n = 5\) thỏa mãn điều kiện.

Khi đó \({\left( {2{x^2} + \frac{1}{{{x^3}}}} \right)^5} = {\left( {2{x^2}} \right)^5} + 5.{\left( {2{x^2}} \right)^4}.\left( {\frac{1}{{{x^3}}}} \right) + 10.{\left( {2{x^2}} \right)^3}.{\left( {\frac{1}{{{x^3}}}} \right)^2} + 10.{\left( {2{x^2}} \right)^2}.{\left( {\frac{1}{{{x^3}}}} \right)^3}\)

\( + 5.\left( {2{x^2}} \right).{\left( {\frac{1}{{{x^3}}}} \right)^4} + {\left( {\frac{1}{{{x^3}}}} \right)^5}\)

\( = 32{x^{10}} + 80{x^5} + 80 + \frac{{40}}{{{x^5}}} + \frac{{10}}{{{x^{10}}}} + \frac{1}{{{x^{15}}}}\).

Vậy số hạng chứa x5 trong khai triển là 80x5.


Câu 37:

Hai cung thủ A, B thực hiện bắn 10 lượt bắn và kết quả từng lượt bắn được ghi ở bảng sau:

Cung thủ A

8

9

10

7

6

10

6

7

9

8

Cung thủ B

10

6

8

7

9

9

8

7

8

8

Hãy cho biết cung thủ nào có phong độ ổn định hơn?

Xem đáp án

Điểm trung bình của cung thủ A là:

\(\overline {{x_A}} = \frac{{8 + 9 + 10 + 7 + 6 + 10 + 6 + 7 + 9 + 8}}{{10}} = 8\).

Phương sai của số điểm của cung thủ A là:

\(s_A^2 = \frac{{2{{\left( {6 - 8} \right)}^2} + 2{{\left( {7 - 8} \right)}^2} + 2{{\left( {8 - 8} \right)}^2} + 2{{\left( {9 - 8} \right)}^2} + 2{{\left( {10 - 8} \right)}^2}}}{{10}} = 2\)

\( \Rightarrow {s_A} = \sqrt 2 \).

Điểm trung bình của cung thủ B là:

\(\overline {{x_B}} = \frac{{10 + 6 + 8 + 7 + 9 + 9 + 8 + 7 + 8 + 8}}{{10}} = 8\).

Phương sai của số điểm của cung thủ B là:

\(s_B^2 = \frac{{{{\left( {6 - 8} \right)}^2} + 2{{\left( {7 - 8} \right)}^2} + 4{{\left( {8 - 8} \right)}^2} + 2{{\left( {9 - 8} \right)}^2} + {{\left( {10 - 8} \right)}^2}}}{{10}} = 1,2\)

\( \Rightarrow {s_B} = \sqrt {1,2} \).

Ta có: \(\sqrt {1,2} < \sqrt 2 \) nên cung thủ B có phong độ ổn định hơn.


Câu 38:

Đề thi trắc nghiệm môn Toán gồm 50 câu hỏi, mỗi câu có 4 phương án trả lời trong đó chỉ có một phương án trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm. Một học sinh không học bài nên mỗi câu trả lời đều chọn ngẫu nhiên một phương án. Xác suất để học sinh đó được đúng 6 điểm là bao nhiêu?

Xem đáp án

Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm thì để đạt được 6 điểm cần trả lời đúng 30 câu.

Chọn 30 câu trong 50 câu có: \(C_{50}^{30}\) cách.

Mỗi câu có 4 đáp án nên xác suất đúng là \(\frac{1}{4}\) và xác suất sai là \(\frac{3}{4}\).

Do đó xác suất để học sinh đó được đúng 6 điểm là: \({\left( {\frac{1}{4}} \right)^{30}}.{\left( {\frac{3}{4}} \right)^{20}}.C_{50}^{30}\).


Câu 39:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C) có tâm I(– 2; 3) và đi qua điểm A(6; 0). Viết phương trình đường tròn (C).

Xem đáp án

Ta có: \(\overrightarrow {IA} \left( {8;\,\, - 3} \right) \Rightarrow IA = \sqrt {{8^2} + {{\left( { - 3} \right)}^2}} = \sqrt {73} \).

Suy ra bán kính đường tròn (C) là \(R = \sqrt {73} \).

Khi đó phương trình đường tròn (C) cần tìm là:

(x – 8)2 + (y + 3)2 = 73.


Câu 40:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d: 3x – 4y – 1 = 0 và điểm I(1; – 2). Gọi (C) là đường tròn tâm I và cắt đường thẳng d tại hai điểm A và B sao cho tam giác IAB có diện tích bằng 4. Viết phương trình đường tròn (C).

Xem đáp án
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d: 3x - 4y - 1 = 0 và điểm I(1; - 2). Gọi (C) (ảnh 1)

Từ điểm I kẻ IH vuông góc với đường thẳng d (H d).

Khi đó H là trung điểm của AB.

Khoảng cách từ điểm I đến đường thẳng d là: d(I, d) = \(\frac{{\left| {3.1 - 4.\left( { - 2} \right) - 1} \right|}}{{\sqrt {{3^2} + {4^2}} }} = \frac{{10}}{5} = 2\).

Diện tích tam giác IAB bằng 4 nên độ dài cạnh AB bằng: 2.4 : 2 = 4.

AH = HB = \(\frac{1}{2}\)AB = 2.

Xét tam giác AIH, vuông tại H có: IA = \(\sqrt {I{H^2} + A{H^2}} = \sqrt {{2^2} + {2^2}} = 2\sqrt 2 \).

Khi đó phương trình đường tròn (C) có tâm I(1; – 2) và bán kính IA = \(2\sqrt 2 \) là:

(x – 1)2 + (y + 2)2 = 8.


Bắt đầu thi ngay