IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Toán 10 KNTT Bài 26. Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 KNTT Bài 26. Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất có đáp án

Dạng 1: Xác định và mô tả không gian mẫu có đáp án

  • 198 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tung một đồng xu liên tiếp 2 lần. Không gian mẫu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Không gian mẫu: Ω = {SS; SN; NN; NS}.


Câu 2:

Gieo ngẫu nhiên một đồng tiền cân đối và đồng chất 5 lần. Số phần tử không gian mẫu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gieo đồng xu có 2 khả năng xảy ra: Sấp (S) hoặc ngửa (N)

+ Gieo lần 1 có 2 khả năng xảy ra;

+ Gieo lần 2 có 2 khả năng xảy ra;

+ Gieo lần 3 có 2 khả năng xảy ra;

+ Gieo lần 4 có 2 khả năng xảy ra;

+ Gieo lần 5 có 2 khả năng xảy ra.

Vậy n(Ω) = 2.2.2.2.2 = 25 = 32.


Câu 3:

Xét phép thử “Rút ngẫu nhiên cùng một lúc ba con bài từ bộ bài tú lơ khơ 52 con”. Số phần tử không gian mẫu là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Mỗi cách rút 3 con bài từ bộ bài tú lơ khơ 52 con là một tổ hợp chập 3 của 52. Do đó số phần tử của không gian mẫu là   C523=22   100.


Câu 4:

Gieo một con xúc xắc liên tiếp 2 lần. Gọi kết quả xảy ra là tích số chấm xuất hiện trên hai mặt. Không gian mẫu là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Số chấm có thể xuất hiện trong 1 lần gieo là: {1; 2; 3; 4; 5; 6}.

Tích số chấm xuất hiện trên hai mặt khi gieo xúc xắc 2 lần:

1.1 = 1; 1.2 = 2; 1.3 = 3; 1.4 = 4; 1.5= 5; 1.6 = 6;

2.2 = 4; 2.3 = 6; 2.4 = 8; 2.5 = 10; 2.6 = 12;

3.3 = 9; 3.4 = 12; 3.5 = 15; 3.6 = 18;

4.4 = 16; 4.5 = 20; 4.6 = 24;

5.5 = 25; 5.6 = 30; 6.6 = 36.

Vậy, không gian mẫu của phép thử trên là:

Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 9; 10; 12; 15; 16; 18; 20; 24; 25; 30; 36}.


Câu 5:

Một hộp chứa 5 quả cầu màu xanh và 6 quả cầu màu đỏ. Xét phép thử chọn ngẫu nhiên đồng thời 2 quả cầu từ hộp đó. Khi đó số phần tử của không gian mẫu là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong hộp có tổng cộng 5 + 6 = 11 quả cầu. Mỗi cách chọn ngẫu nhiên đồng thời 2 quả cầu ra khỏi hộp là một tổ hợp chập 2 của 11.

Vậy nΩ=C112=55.


Câu 6:

Một đội thanh niên tình nguyện có gồm 12 nam và 3 nữ được phân công ngẫu nhiên về 3 tỉnh, mỗi tỉnh 5 người. Số phần tử của không gian mẫu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đầu tiên chọn 5 trong 15 người đi tỉnh thứ nhất có C155  cách chọn.

Chọn 5 trong 10 người còn lại đi tỉnh thứ hai có C105  cách chọn.

Chọn 5 trong 5 người còn lại đi tỉnh thứ ba có C55   cách chọn.

Vậy có C155.C105.C55  cách chọn mỗi tỉnh 5 người.


Câu 7:

Trong một chiếc hộp có 7 viên bi trắng, 8 viên bi đỏ và 10 viên bi vàng. Xét phép thử lấy ngẫu nhiên ra 6 viên bi. Khi đó số phần tử của không gian mẫu Ω là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong hộp có tổng cộng 7 + 8 + 10 = 25 viên bi. Mỗi cách chọn ngẫu nhiên 6 viên bi ra khỏi hộp là một tổ hợp chập 6 của 25.

 Vậy nΩ = C256=177  100.


Câu 9:

Gọi S là tập các số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau được tạo từ tập E = {1; 2; 3; 4; 5}. Chọn ngẫu nhiên một số từ tập S. Số phần tử không gian mẫu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A54=120  số có 4 chữ số khác nhau được tạo từ tập E = {1; 2; 3; 4; 5}.

Vậy tập S có 120 phần tử.

Chọn ngẫu nhiên 1 số từ tập S. Số phần tử của không gian là: n(Ω) = 120.


Câu 10:

Cho tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}. Gọi B là tập tất cả các số tự nhiên gồm 4 chữ số đôi một khác nhau được tạo từ tập A. Chọn ngẫu nhiên 2 số thuộc tập B. Số phần tử của không gian mẫu là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gọi số có 4 chữ số khác nhau có dạng: abcd¯   (với a ≠ 0 và a, b, c, d phân biệt)

+ Chữ số a ≠ 0 nên có 5 cách chọn a.

+ Chọn 3 trong 5 chữ số còn lại để sắp vào 3 vị trí: có A53  cách.

Vậy tập B có: A53=300  số.

Mỗi cách chọn ngẫu nhiên 2 số thuộc tập B là một tổ hợp chập 2 của 300.

Vậy số phần tử không gian mẫu là nΩ = C3002=44850.


Bắt đầu thi ngay