IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Cung và góc lượng giác có đáp án (Vận dụng)

Trắc nghiệm Cung và góc lượng giác có đáp án (Vận dụng)

Trắc nghiệm Cung và góc lượng giác có đáp án (Vận dụng)

  • 957 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một chiếc đồng hồ, có kim chỉ giờ OG chỉ số 9 và kim phút OP chỉ số 12. Số đo của góc lượng giác (OG, OP) là:

Xem đáp án

Đáp án C

Quan sát hình vẽ ta thấy góc (OG, OP) có tia đầu OG và tia cuối OP, chiều dương ngược chiều kim đồng hồ nên (OG, OP) = 270° + k360° hoặc nếu theo chiều âm các em có thể kết luận

(OG, OP)= 90° + k360°


Câu 2:

Trên đường tròn lượng giác có điểm gốc là A. Điểm M thuộc đường tròn sao cho cung lượng giác AM có số đo 45°. Gọi N là điểm đối xứng với M qua trục Ox, số đo cung lượng giác AN bằng:

Xem đáp án

Đáp án D

Vì số đo cung AM bằng 45° nên AOM^=450, N là điểm đối xứng với M qua trục Ox nên AON^=450

Do đó (OA, ON) = 45° + k360° nên số đo cung lượng giác AN là 45° + k360°, k  Z


Câu 3:

Cho hai góc lượng giác có sđ (Ox, Ou)=5π2+m2π, mZ và  (Ox, Ov) =π2+n2π, nZ. Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có: sd(Ox, Ov) − sd(Ox, Ou) =π2+ n2π(5π2+ m2π)

= 2π + (n − m) 2π = (n – m + 1) 2π = k2π

Do đó Ou và Ov trùng nhau


Câu 4:

Cho hai góc lượng giác có sd(Ox, Ou) = 45° + m360°, m ∈ Z và sd(Ox, Ov) = 135° + n360°, n ∈ Z. Ta có hai tia Ou và Ov:

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có: sd(Ox, Ou) − sd(Ox, Ov) 

= 45° + m360°  (135° + n360°)= 180° + (m  n)360° = 180° + k360°sd(Ox, Ov) = 135° + n360° = 225° + k360° = 45° + 180° + k360° (n  Z)

Vậy, ta có hai tia Ou và Ov đối nhau


Câu 5:

Trên đường tròn lượng giác gốc A, cung lượng giác nào có các điểm biểu diễn tạo thành tam giác đều?

Xem đáp án

Đáp án A

Đáp án A: Cung lượng giác có số đo k2π3

Với k=11.2π3=2π3 ta có điểm M

Với k=2k2π3=4π3 ta có điểm N

Với k=3k2π3=2π ta có điểm A

Với k=4k2π3=8π3=2π+2π3 ta có điểm M

Tương tự với các giá trị khác của k ta cũng chỉ thu được 3 điểm M, N, A trên đường tròn lượng giác và ba điểm đó tạo thành một tam giác đều nên A thỏa mãn

Đáp án B: Chỉ có hai điểm biểu diễn là A và A′ nên loại B.

Đáp án C: Có 4 điểm biểu diễn A, A′, B, B′ tạo thành hình vuông nên loại C.

Đáp án D: Có 6 điểm biểu diễn tạo thành hình lục giác đều nên loại D


Câu 6:

Cung α có mút đầu là A và mút cuối trùng với một trong bốn điểm M, N, P, Q. Số đo của α là:

Xem đáp án

Đáp án D

Số đo cung AM=450=π4. Ngoài ra có bốn điểm biểu diễn tạo thành một hình vuông nên α=π4+k2π4=π4+kπ2


Câu 7:

Bánh xe đạp của người đi xe đạp quay được 2 vòng trong 5 giây. Hỏi trong 2 giây, bánh xe quay được 1 góc bao nhiêu độ

Xem đáp án

Đáp án A

Trong 2 giây bánh xe đạp quay được 2.25=45 vòng tức là quay được cung có độ dài là: l=45.2πR=85πR

Ta có: l=αRα=lR=85πRR=85π


Câu 8:

Trong 20 giây bánh xe của xe gắn máy quay được 60 vòng. Tính độ dài quãng đường xe gắn máy đã đi được trong vòng 3 phút, biết rằng bán kính bánh xe gắn máy bằng 6,5cm (lấy π = 3,1416)

Xem đáp án

Đáp án A

Trong 3 phút bánh xe quay được 60.18020=540 vòng, bánh xe lăn được:

L = 6,5.540.2π ≈ 6,5.540.2.3,1416(cm)  ≈ 22054(cm)


Câu 9:

Một bánh xe có 72 răng. Số đo góc mà bánh xe đã quay được khi di chuyển 10 răng là:

Xem đáp án

Đáp án C

72 răng có chiều dài 2πR nên 10 răng có chiều dài l=10.2πR72=5π18R

Theo công thức l=Rαα=lR=518πRR=518π mà α=180απ=180.518ππ=500


Câu 10:

Một đồng hồ treo tường, kim giờ dài 10,57cm. Trong 30 phút mũi kim giờ vạch lên cung tròn có độ dài là:

Xem đáp án

Đáp án A

Cả vòng tròn là một cung có số đo 2π được chia thành 12 cung bằng nhau nên cứ mỗi tiếng trôi qua thì mũi kim giờ quay được một cung 2π12=π6

Do đó, trong 30 phút mũi kim giờ chạy trên đường tròn có bán kính 10,57cm và đi được cung có số đo là π12 nên độ dài đoạn đường mũi kim giờ đi được là 10,57. π12 2,77cm


Bắt đầu thi ngay