IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán Đề kiểm tra cuối học kì 2 Toán 10 Cánh Diều có đáp án

Đề kiểm tra cuối học kì 2 Toán 10 Cánh Diều có đáp án

Đề kiểm tra cuối học kì 2 Toán 10 Cánh Diều - Đề 02 có đáp án

  • 1517 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một lớp có 31 học sinh nam và 16 học sinh nữ. Có bao nhiêu cách chọn một học sinh làm lớp trưởng của lớp.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Theo quy tắc cộng ta có số cách chọn một học sinh làm lớp trưởng là:

31 + 16 = 47 (cách).


Câu 2:

Số cách sắp xếp 6 bạn học sinh thành một hàng dọc là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Mỗi cách xếp thứ tự vào hàng của 6 học sinh là một hoán vị của 6 học sinh

Vậy số cách sắp xếp là: 6! = 6 . 5. 4 . 3. 2. 1 = 720 cách xếp.


Câu 3:

Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số, các chữ số khác 0 và đôi một khác nhau.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì các chữ số khác 0 nên các chữ số có thể tham gia lập số gồm có 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.

Mỗi cách lập số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau từ 9 chữ số trên là một chỉnh hợp chập 5 của 9.

Do đó, số các số lập được là \(A_9^5\).


Câu 4:

Khai triển biểu thức (a + 2b)5 ta thu được kết quả là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có:

(a + 2b)5

= \(C_5^0{a^5} + C_5^1{a^{5 - 1}}{\left( {2b} \right)^1} + C_5^2{a^{5 - 2}}{\left( {2b} \right)^2} + C_5^3{a^{5 - 3}}{\left( {2b} \right)^3} + C_5^4{a^{5 - 4}}{\left( {2b} \right)^4} + C_5^5{\left( {2b} \right)^5}\)

= a5 + 10a4b + 40a3b2 + 80a2b3 + 80ab4 + 32b5.


Câu 5:

Tổng các hệ số trong khai triển \(P\left( x \right) = {\left( {1 + x} \right)^5}\) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có:

\({\left( {1 + x} \right)^5} = C_5^0{.1^5} + C_5^1{.1^4}.x + C_5^2{.1^3}.{x^2} + C_5^3{.1^2}.{x^3} + C_5^4.1.{x^4} + C_5^5.{x^5}\)

= \(1 + 5x + 10{x^2} + 10{x^3} + 5{x^4} + {x^5}\).

Tổng các hệ số là: 1 + 5 + 10 + 10 + 5 + 1 = 32.


Câu 6:

Giá trị nào dưới đây là giá trị chính xác của số π ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vì​​ π = 3,14592653...​​ là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn, nên ta chỉ viết được gần đúng của nó.


Câu 7:

Quy tròn số 3,1234567 đến hàng phần nghìn. Số gần đúng nhận được là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Quy tròn số 3,1234567 đến hàng phần nghìn ta nhận được số gần đúng là 3,123 (vì 4 < 5).


Câu 8:

Thực hiện đo chiều dài của bốn cây cầu, kết quả đo đạc nào trong các kết quả sau đây là chính xác nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sai số tương đối của kết quả các phép đo lần lượt là:

\({\delta _1} = \frac{{0,01}}{{15,34}} = 0,00065189...\)

\({\delta _2} = \frac{{0,2}}{{127,4}} = 0,00156985...\)

\({\delta _3} = \frac{{0,5}}{{2135,8}} = 0,00023410...\)

\({\delta _4} = \frac{{0,15}}{{63,47}} = 0,00236332...\)

Ta thấy \({\delta _3}\) là nhỏ nhất nên phép đo thứ 3 có kết quả chính xác nhất.


Câu 9:

Giá trị xuất hiện nhiều nhất trong mẫu số liệu được gọi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giá trị xuất hiện nhiều nhất trong mẫu số liệu được gọi là mốt.


Câu 10:

Cho mẫu số liệu sau: 11; 16; 17; 19; 20; 21; 22; 23; 23; 24; 25. Trung vị của mẫu số liệu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là; A

Mẫu số liệu được sắp xếp theo chiều không giảm và có 11 giá trị là số lẻ nên trung vị là số liệu số 6 và bằng 21.


Câu 11:

Năng suất lúa hè thu (tạ/ha) năm 1998 của 31 tỉnh ở Việt Nam được thống kê trong bảng sau:

Năng suất lúa (tạ/ha)

25

30

35

40

45

Tần số

4

7

9

6

5

So sánh Q3 và Q1  ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Sắp thứ tự mẫu số liệu gồm n = 31 số liệu thành một dãy không giảm ta có:

25; 25; 25; 25; 30; 30; 30; 30; 30; 30; 30; 35; 35; 35; 35; 35; 35; 35; 35; 35; 40; 40; 40; 40; 40; 40; 45; 45; 45; 45; 45.

Tứ phân vị thứ hai Q2 là: 35

Do n là số lẻ nên Q1 bằng trung vị của nửa dãy phía dưới (không bao gồm Q2) tức là trung vị của dãy số liệu: 25; 25; 25; 25; 30; 30; 30; 30; 30; 30; 30; 35; 35; 35; 35. Vậy Q1 = 30. Tương tự, Q3 là trung vị của nửa dãy phía trên (không bao gồm Q2) tức là trung vị của dãy số liệu: 35; 35; 35; 35; 40; 40; 40; 40; 40; 40; 45; 45; 45; 45; 45. Vậy Q3 = 40.

Vậy, Q3 > Q1.


Câu 12:

Điểm thi học kì I môn Toán của lớp 10A được thống kê trong bảng sau:

Điểm thi học kì I môn Toán của lớp 10A được thống kê trong bảng sau Điểm trung bình môn Toán của lớp 10A2 (ảnh 1)

Điểm trung bình môn Toán của lớp 10A2

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có bảng tần số:

Điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Tần số

3

3

2

5

9

8

4

3

2

1

Khi đó điểm trung bình của lớp 10A là:

\(\overline x = \frac{{1.3 + 2.3 + 3.2 + 4.5 + 5.9 + 6.8 + 7.4 + 8.3 + 9.2 + 10.2}}{{40}} = 5,45\).


Câu 13:

Chọn khẳng định đúng: “Trong một mẫu số liệu, khoảng biến thiên là…”

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong một mẫu số liệu, khoảng biến thiên là hiệu số giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của mẫu số liệu đó.


Câu 14:

Sản lượng lúa (đơn vị là tạ) của 40 thửa ruộng thí nghiệm có cùng diện tích được trình bày trong bảng số liệu sau:

Sản lượng lúa (đơn vị là tạ) của 40 thửa ruộng thí nghiệm có cùng diện tích được trình  (ảnh 1)

Phương sai của bảng số liệu trên là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có số trung bình cộng:

\(\begin{array}{l}\overline x = \frac{{20.5 + 21.8 + 22.11 + 23.10 + 24.6}}{{40}}\\ = 22,1\end{array}\)

Phương sai:

\({s^2} = \frac{{{n_1}{{\left( {{x_1} - \overline x } \right)}^2} + {n_2}{{\left( {{x_2} - \overline x } \right)}^2} + ... + {n_n}{{\left( {{x_n} - \overline x } \right)}^2}}}{n}\)

\( = \frac{{5.{{\left( {20 - 22,1} \right)}^2} + 8.{{\left( {21 - 22,1} \right)}^2} + 11.{{\left( {22 - 22,1} \right)}^2} + ...... + 6.{{\left( {24 - 22,1} \right)}^2}}}{{40}}\)

\( = 1,54\)


Câu 15:

Năng suất lúa hè thu (tạ/ha) năm 1998 của 31 tỉnh ở Việt Nam được thống kê trong bảng sau:

Năng suất lúa (tạ/ha)

25

30

35

40

45

Tần số

4

7

9

6

5

Khoảng tứ phân vị của bảng số liệu trên là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Sắp thứ tự mẫu số liệu gồm n = 31 số liệu thành một dãy không giảm ta có:

25; 25; 25; 25; 30; 30; 30; 30; 30; 30; 30; 35; 35; 35; 35; 35; 35; 35; 35; 35; 40; 40; 40; 40; 40; 40; 45; 45; 45; 45; 45.

Tứ phân vị thứ hai Q2 là: 35

Q1 bằng trung vị của nửa dãy phía dưới (không bao gồm Q2) tức là trung vị của dãy số liệu: 25; 25; 25; 25; 30; 30; 30; 30; 30; 30; 30; 35; 35; 35; 35. Vậy Q1 = 30.

Q3 bằng trung vị của nửa dãy phía trên (không bao gồm Q2) tức là trung vị của dãy số liệu: 35; 35; 35; 35; 35; 40; 40; 40; 40; 40; 40; 45; 45; 45; 45. Vậy Q3 = 40.

Khoảng tứ phân vị là: ΔQ = Q3 – Q1 = 40 – 30 = 10.


Câu 16:

Gieo một đồng xu ba lần liên tiếp. Xác suất để ba lần tung kết quả giống nhau là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi S là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt sấp, N là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt ngửa.

Không gian mẫu là:

Ω = {SSN; SSS; SNN; SNS; NSS; NSN; NNS; NNN} và n(Ω) = 8.

Gọi biến cố A: “ba lần tung kết quả giống nhau”. Các kết quả thuận lợi của A là: SSS, NNN.

Do đó, n(A) = 2

Vậy xác suất để hai lần tung kết quả khác nhau là: \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{2}{8} = 0,25\).


Câu 17:

Một túi chứa 2 viên bi màu trắng và 3 viên bi màu đen. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi. Xác suất để lấy được ít nhất 1 bi trắng là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Túi chứa tổng số viên bi là: 2 + 3 = 5 (viên)

Ta có: n(Ω) = \(C_5^3 = 10\)

Xét biến cố A: “lấy được ít nhất 1 bi trắng” và biến cố đối \(\overline A \): “Chỉ lấy được toàn viên bi đen”.

Ta có: n(\(\overline A \)) = \(C_3^3 = 1\)

Do đó, \(P(\overline A ) = \frac{{n(\overline A )}}{{n(\Omega )}} = \frac{1}{{10}} = 0,1\)


Câu 18:

Xác suất của biến cố A, kí hiệu là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Xác suất của biến cố A, kí hiệu là: P(A).


Câu 19:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho G(3; 5). Tọa độ của \(\overrightarrow {OG} \)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có G(3; 5).

Suy ra tọa độ của \(\overrightarrow {OG} = \left( {3;5} \right)\).

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 20:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm \(M\left( {{x_M};{y_M}} \right)\)\(N\left( {{x_N};{y_N}} \right)\). Khi đó ta có tọa độ \(\overrightarrow {MN} \) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm \(M\left( {{x_M};{y_M}} \right)\)\(N\left( {{x_N};{y_N}} \right)\).

Ta có \(\overrightarrow {MN} = \left( {{x_N} - {x_M};{y_N} - {y_M}} \right)\).

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 21:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm B(–1; 3) và C(5; 2). Tọa độ của \(\overrightarrow {BC} \) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có:

Hoành độ của \(\overrightarrow {BC} \) là: xC – xB = 5 – (–1) = 6;

Tung độ của \(\overrightarrow {BC} \) là: yC – yB = 2 – 3 = –1.

Suy ra \(\overrightarrow {BC} = \left( {6; - 1} \right)\).

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 22:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(\vec a = \left( {{a_1};{a_2}} \right),\,\,\vec b = \left( {{b_1};{b_2}} \right)\)\(\vec x = \left( {{a_1} + {b_1};{a_2} + {b_2}} \right)\). Khi đó \(\vec x\) bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

\(\vec a.\vec b = {a_1}{b_1} + {a_2}{b_2}\).

Do đó phương án A sai.

Ta có \(\vec a + \vec b = \left( {{a_1} + {b_1};{a_2} + {b_2}} \right)\). Suy ra \(\vec x = \vec a + \vec b\).

Vì vậy phương án B đúng.

\(\vec a - \vec b = \left( {{a_1} - {b_1};{a_2} - {b_2}} \right)\).

Do đó phương án C sai.

\(k\vec a = \left( {k{a_1};k{a_2}} \right)\,\,\,\left( {k \in \mathbb{R}} \right)\).

Do đó phương án D sai.

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 23:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(\vec u = \left( {3; - 6} \right)\). Khi đó \(\frac{1}{2}\vec u\) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có \[\frac{1}{2}\vec u = \left( {\frac{1}{2}.3;\frac{1}{2}.\left( { - 6} \right)} \right)\].

Suy ra \(\frac{1}{2}\vec u = \left( {\frac{3}{2}; - 3} \right)\).

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 24:

Cho đường thẳng d có phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2 + 3t\\y = - 3 - t\end{array} \right.\). Một vectơ chỉ phương của d có tọa độ là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phương trình tham số của d: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2 + 3t\\y = - 3 - t\end{array} \right.\)

Suy ra đường thẳng d có một vectơ chỉ phương là \(\vec u = \left( {3; - 1} \right)\).

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 25:

Cho đường thẳng ∆: x – 3y – 2 = 0. Tọa độ của vectơ nào sau đây không phải là vectơ pháp tuyến của ∆?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đường thẳng ∆ có một vectơ pháp tuyến là \(\vec n = \left( {1; - 3} \right)\).

Suy ra phương án A đúng.

Vectơ pháp tuyến của ∆ có dạng: \(k\vec n = \left( {k; - 3k} \right)\).

Với k = –2, ta có \({\vec n_1} = - 2\vec n = \left( { - 2;6} \right)\).

Suy ra phương án B đúng.

Với \(k = \frac{1}{3}\), ta có \({\vec n_2} = \frac{1}{3}\vec n = \left( {\frac{1}{3}; - 1} \right)\).

Suy ra phương án C đúng.

Vì vậy phương án D sai.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 26:

Cho tam giác ABC có tọa độ 3 đỉnh A(4; 5), B(–6; –1), C(1; 1). Phương trình đường cao BH của tam giác ABC là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cho tam giác ABC có tọa độ 3 đỉnh A(4; 5), B(–6; –1), C(1; 1). Phương trình đường cao  (ảnh 1)

Ta có \(\overrightarrow {AC} = \left( { - 3; - 4} \right)\).

Vì BH AC nên BH nhận \(\overrightarrow {AC} = \left( { - 3; - 4} \right)\) làm vectơ pháp tuyến.

Đường cao BH đi qua điểm B(–6; –1) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow {AC} = \left( { - 3; - 4} \right)\).

Suy ra phương trình BH: –3(x + 6) – 4(y + 1) = 0.

–3x – 4y – 22 = 0.

3x + 4y + 22 = 0.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 27:

Cho tam giác ABC có tọa độ đỉnh B(4; –3). Đường trung tuyến AM có phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 3t\\y = - 2 - 7t\end{array} \right.\). Đường cao AH có phương trình 2x + 5y + 66 = 0. Khi đó phương trình đường trung trực của cạnh AB có phương trình là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho tam giác ABC có tọa độ đỉnh B(4; -3). Đường trung tuyến AM có phương trình (ảnh 1)

Ta có A AM.

Suy ra tọa độ A(1 + 3t; –2 – 7t).

Lại có A AH.

Suy ra 2(1 + 3t) + 5(–2 – 7t) + 66 = 0.

Do đó –29t + 58 = 0.

Vì vậy –29t = –58.

Khi đó t = 2.

Suy ra tọa độ A(7; –16).

Gọi I là trung điểm của cạnh AB.

Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}{x_I} = \frac{{{x_A} + {x_B}}}{2} = \frac{{7 + 4}}{2} = \frac{{11}}{2}\\{y_I} = \frac{{{y_A} + {y_B}}}{2} = \frac{{ - 16 - 3}}{2} = - \frac{{19}}{2}\end{array} \right.\)

Khi đó tọa độ \(I\left( {\frac{{11}}{2}; - \frac{{19}}{2}} \right)\).

Ta có \(\overrightarrow {AB} = \left( { - 3;13} \right)\).

Đường trung trực d của cạnh AB đi qua điểm \(I\left( {\frac{{11}}{2}; - \frac{{19}}{2}} \right)\) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow {AB} = \left( { - 3;13} \right)\).

Suy ra phương trình d: \( - 3\left( {x - \frac{{11}}{2}} \right) + 13\left( {y + \frac{{19}}{2}} \right) = 0\).

3x – 13y – 140 = 0.

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 28:

Cho đường thẳng d1, d2 có vectơ pháp tuyến lần lượt là \[{\vec n_1} = \left( {a;b} \right),\,\,{\vec n_2} = \left( {c;d} \right)\]. Kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cho đường thẳng d1, d2 có vectơ pháp tuyến lần lượt là \[{\vec n_1} = \left( {a;b} \right),\,\,{\vec n_2} = \left( {c;d} \right)\].

Khi đó ta có \(\cos \left( {{d_1},{d_2}} \right) = \frac{{\left| {{{\vec n}_1}.{{\vec n}_2}} \right|}}{{\left| {{{\vec n}_1}} \right|.\left| {{{\vec n}_2}} \right|}} = \frac{{\left| {ac + bd} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} .\sqrt {{c^2} + {d^2}} }}\).

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 29:

Vị trí tương đối của hai đường thẳng \({d_1}:\frac{x}{2} - \frac{y}{3} = 1\) và d2: 6x – 4y – 8 = 0 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có \({d_1}:\frac{x}{2} - \frac{y}{3} = 1 \Leftrightarrow 3x - 2y - 6 = 0\).

Ta có:

Đường thẳng d1 có vectơ pháp tuyến \({\vec n_1} = \left( {3; - 2} \right)\).

Đường thẳng d2 có vectơ pháp tuyến \({\vec n_2} = \left( {6; - 4} \right)\).

\(\frac{3}{6} = \frac{{ - 2}}{{ - 4}}\) nên \({\vec n_1}\) cùng phương với \({\vec n_2}\)   (1)

Chọn A(2; 0) d1.

Thế tọa độ A(2; 0) vào phương trình d2, ta được: 6.2 – 4.0 – 8 = 4 ≠ 0.

Suy ra A(2; 0) d2     (2)

Từ (1), (2), ta suy ra d1 // d2.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 30:

Tâm của đường tròn (C) có phương trình: (x – 2)2 + (y + 5)2 = 12 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phương trình đường tròn (C) có dạng (x – a)2 + (y – b)2 = R2, với tâm I(a; b) và bán kính R.

Khi đó tâm I(2; –5).

Vì vậy I ≡ F.

Do đó ta chọn phương án C.


Câu 31:

Đường tròn tâm I(1; 4) và đi qua điểm B(2; 6) có phương trình là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có \(R = IB = \sqrt {{{\left( {2 - 1} \right)}^2} + {{\left( {6 - 4} \right)}^2}} = \sqrt 5 \).

Đường tròn có tâm I(1; 4) và có bán kính \(R = \sqrt 5 \) có phương trình là:

(x – 1)2 + (y – 4)2 = 5.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 32:

Cho đường tròn (C): (x – 2)2 + (y – 2)2 = 9. Phương trình tiếp tuyến của (C) đi qua điểm A(5; –1) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đường tròn (C) có tâm I(2; 2), bán kính R = 3.

Gọi d là tiếp tuyến cần tìm có vectơ pháp tuyến \(\vec n = \left( {A;B} \right)\).

Vì d đi qua điểm A(5; –1) nên phương trình d có dạng: A(x – 5) + B(y + 1) = 0.

Ax + By – 5A + B = 0.

Vì d là tiếp tuyến của (C) nên ta có d(I, d) = R.

\( \Leftrightarrow \frac{{\left| {A.2 + B.2 - 5A + B} \right|}}{{\sqrt {{A^2} + {B^2}} }} = 3\)

\( \Leftrightarrow \left| { - 3A + 3B} \right| = 3\sqrt {{A^2} + {B^2}} \)

9A2 – 18AB + 9B2 = 9(A2 + B2)

AB = 0.

A = 0 hoặc B = 0.

Với A = 0, ta chọn B = 1.

Suy ra phương trình d: y + 1 = 0 y = –1.

Với B = 0, ta chọn A = 1.

Suy ra phương trình d: x – 5 = 0 x = 5.

Vậy có 2 tiếp tuyến thỏa mãn yêu cầu bài toán có phương trình là: y = –1 hoặc x = 5.

Do đó ta chọn phương án B.


Câu 33:

Cho hai điểm F1, F2 cố định có khoảng cách F1F2 = 2c (c > 0) và một số a < c và a > 0. Tập hợp các điểm M sao cho |MF1 – MF2| = 2a được gọi là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho hai điểm F1, F2 cố định có khoảng cách F1F2 = 2c (c > 0).

Đường hypebol là tập hợp các điểm M sao cho |MF1 – MF2| = 2a, trong đó a > 0 và a < c.

Hai điểm F1 và F2 được gọi là hai tiêu điểm của hypebol.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 34:

Điểm nào là tiêu điểm của parabol y2 = 5x?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phương trình chính tắc của parabol (P) có dạng: y = 2px (p > 0).

Ta có 2p = 5. Suy ra \(p = \frac{5}{2}\).

Khi đó \(\frac{p}{2} = \frac{5}{4}\).

Vậy tiêu điểm của parabol (P) là \(F\left( {\frac{5}{4};0} \right)\).

Do đó ta chọn phương án D.


Câu 35:

Cho elip (E): 9x2 + 36y2 – 144 = 0. Tỉ số \(\frac{c}{a}\) bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có 9x2 + 36y2 – 144 = 0

9x2 + 36y2 = 144

\( \Leftrightarrow \frac{{{x^2}}}{{144.\frac{1}{9}}} + \frac{{{y^2}}}{{144.\frac{1}{{36}}}} = 1\)

\( \Leftrightarrow \frac{{{x^2}}}{{16}} + \frac{{{y^2}}}{4} = 1\).

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{a^2} = 16\\{b^2} = 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 4\\b = 2\end{array} \right.\)

Suy ra c2 = a2 – b2 = 16 – 4 = 12.

Khi đó \(c = \sqrt {12} = 2\sqrt 3 \).

Vì vậy tỉ số \(\frac{c}{a} = \frac{{2\sqrt 3 }}{4} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\).

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 36:

Một bàn dài có hai dãy ghế ngồi đối diện nhau, mỗi dãy gồm 4 ghế. Người ta xếp chỗ ngồi cho 4 học sinh trường A và 4 học sinh trường B vào bàn nói trên. Hỏi xác suất xếp các học sinh vào hai dãy ghế sao cho bất cứ hai học sinh nào ngồi đối diện nhau khác trường với nhau?

Xem đáp án

Ta có cách xếp 8 bạn học sinh vào hai dãy ghế có 8 ghế là hoán vị của 8 nên \(n\left( \Omega \right) = 8! = 40\,\,320\) cách xếp.

Gọi A là biến cố bất cứ hai học sinh nào ngồi đối diện nhau khác trường với nhau.

Ta có sơ đồ sau:

Dãy ghế thứ nhất

1

2

3

4

Dãy ghế thứ hai

5

6

7

8

Ở ghế 1: có 8 cách chọn học sinh ngồi vào ghế

Ở ghế 5: có 4 cách chọn học sinh ngồi vào ghế (khác trường với học sinh ghế 1).

Ở ghế 2: có 6 cách chọn học sinh ngồi vào ghế

Ở ghế 6: có 3 cách chọn học sinh ngồi vào ghế (khác trường với học sinh ghế 1).

Ở ghế 3: có 4 cách chọn học sinh ngồi vào ghế

Ở ghế 7: có 2 cách chọn học sinh ngồi vào ghế (khác trường với học sinh ghế 1).

Ở ghế 4: có 2 cách chọn học sinh ngồi vào ghế

Ở ghế 8: có 1 cách chọn học sinh ngồi vào ghế (khác trường với học sinh ghế 1).

Suy ra: n(A) = 8.4.6.3.4.2.2.1 = 9 216 cách xếp sao cho bất cứ hai học sinh nào ngồi cạnh nhau hoặc đối diện nhau khác trường với nhau.

Vì vậy \(P\left( A \right) = \frac{{9\,\,216}}{{40\,\,320}} = \frac{8}{{35}}\).


Câu 37:

Sản lượng lúa (tạ) của 40 thửa ruộng thí nghiệm (cho giống lúa mới) có cùng diện tích được trình bày trong bảng phân bố tần số sau đây:

Sản lượng

20

21

22

23

24

Tần số

5

8

11

10

6

Hỏi sản lượng lúa trung bình thu được là bao nhiêu tạ? Tìm khoảng tứ phân vị của dãy số liệu trên.

Xem đáp án

Sản lượng lúa trung bình là:

\(\overline x = \frac{{20.5 + 21.8 + 22.11 + 23.10 + 24.6}}{{40}} = 22,1\).

Mẫu số liệu có 40 giá trị là số chẵn nên trung vị bằng trung bình cộng của giá trị thứ 20 và 21 nên ta có: \({Q_2} = \frac{{22 + 22}}{2} = 22\).

Nửa số liệu bên trái có 20 giá trị là số chẵn nên tứ phân vị thứ nhất bằng trung bình cộng của giá trị thứ 10 và 11 nên ta có: \({Q_2} = \frac{{21 + 21}}{2} = 21\).

Nửa số liệu bên phải có 20 giá trị là số chẵn nên tứ phân vị thứ ba bằng trung bình cộng của giá trị thứ 30 và 31 nên ta có: \({Q_3} = \frac{{23 + 23}}{2} = 23\).

Vậy khoảng tứ phân vị \({\Delta _Q} = {Q_3} - {Q_1} = 23 - 21 = 2\).


Câu 38:

Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn (C): x2 + y2 – 2x + 2y – 2 = 0.

Viết phương trình đường thẳng () song song với (d): 4x – 3y + 3 = 0 và tiếp xúc với (C).

Xem đáp án

Ta có (C): x2 + y2 – 2x + 2y – 2 = 0

(x – 1)2 + (y + 1)2 = 4

Khi đó tâm của đường tròn (C) là I(1; – 1) và R = 2.

Vì đường thẳng () song song với (d) nên () có dạng 4x – 3y + c = 0 .

Ta có đường thẳng () tiếp xúc với (C) nên:

d(I, ∆) = \(\frac{{\left| {4.1 - 3.\left( { - 1} \right) + c} \right|}}{{\sqrt {{4^2} + {{\left( { - 3} \right)}^2}} }} = \frac{{\left| {c + 7} \right|}}{5} = 2\)

\( \Leftrightarrow \left| {c + 7} \right| = 10\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}c + 7 = 10\\c + 7 = - 10\end{array} \right.\)


Câu 39:

Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn (C): x2 + y2 – 2x + 2y – 2 = 0.

Viết phương trình đường thẳng (d) qua A(3; 2) và tiếp xúc với (C).

Xem đáp án

Gọi phương trình đường thẳng (d) có dạng y = ax + b (a ≠ 0).

A(3; 2) thuộc (d) nên ta có: 3a + b = 2 b = 2 – 3a (1).

Ta có đường thẳng (d) tiếp xúc với (C) nên:

d(I, (d)) = \(\frac{{\left| {a.1 - \left( { - 1} \right) + b} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {1^2}} }} = \frac{{\left| {a + b + 1} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + 1} }} = 2\)

\( \Leftrightarrow \left| {a + b + 1} \right| = 2\sqrt {{a^2} + 1} \)

\( \Leftrightarrow \left| {a + 2 - 3a + 1} \right| = 2\sqrt {{a^2} + 1} \)

\( \Leftrightarrow \left| {3 - 2a} \right| = 2\sqrt {{a^2} + 1} \)

\( \Leftrightarrow 9 - 12a + 4{a^2} = 4\left( {{a^2} + 1} \right)\)

\( \Leftrightarrow - 12a = - 5\)

\( \Leftrightarrow a = \frac{5}{{12}}\) (thỏa mãn điều kiện)

\( \Rightarrow b = 2 - 3a = 2 - 3.\frac{5}{{12}} = \frac{3}{4}\)

Vậy phương trình đường thẳng (d) cần tìm là: 5x – 12y + 9 = 0.


Câu 40:

Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn (C): x2 + y2 – 2x + 2y – 2 = 0.

Tìm điểm M thuộc (d’): x – 2y – 1 = 0 sao cho từ M vẽ được hai tiếp tuyến đến (C) vuông góc với nhau.

Xem đáp án

Giả tử từ M ta vẽ được hai tiếp tuyến MA, MB với đường tròn (C) tại A và B.

Xét tứ giác MAIB, có: \(\widehat {MAI} = \widehat {MBI} = \widehat {AMB} = 90^\circ \) nên MAIB là hình chữ nhật.

Mà IA = IB (= R) nên MAIB là hình vuông.

Do đó IM = \(2\sqrt 2 \).

Vì M thuộc (d’): x – 2y – 1 = 0 nên M(1 + 2t; t).

\( \Rightarrow \overrightarrow {IM} \left( {2t;\,t + 1} \right)\)

\( \Rightarrow \left| {\overrightarrow {IM} } \right| = \sqrt {4{t^2}\, + {{\left( {t + 1} \right)}^2}} = \sqrt {5{t^2} + 2t + 1} = 2\sqrt 2 \)

\( \Leftrightarrow 5{t^2} + 2t + 1 = 8\)

\( \Leftrightarrow 5{t^2} + 2t - 7 = 0\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 1\\t = - \frac{7}{5}\end{array} \right.\)

Vậy có hai điểm M thỏa mãn yêu cầu bài toán là: M(2; 2) và \(M\left( { - \frac{{14}}{5}; - \frac{2}{5}} \right)\).


Bắt đầu thi ngay