Cho đường tròn (O), dây AB khác đường kính. Qua O kẻ đường vuông góc với AB, cắt tiếp tuyến tại A của đường tròn ở điểm C. Chứng minh rằng CB là tiếp tuyến của đường tròn.
Gọi H là giao điểm của OC và AB
Vì OA = OB nên ΔAOB cân tại O
Mà OH là đường cao nên cũng là đường phân giác
Do đó \(\widehat {AOC} = \widehat {BOC}\)
Vì AC là tiếp tuyến tại A của đường tròn (O) nên \(\widehat {OAC} = 90^\circ \)
Xét ΔAOC và ΔBOC có
OA = OB
\(\widehat {AOC} = \widehat {BOC}\) (chứng minh trên)
OC là cạnh chung
Do đó ΔAOC = ΔBOC (c.g.c)
Suy ra \(\widehat {OAC} = \widehat {OBC}\) (hai góc tương ứng)
Mà \(\widehat {OAC} = 90^\circ \) nên \(\widehat {OBC} = 90^\circ \)
Suy ra CB vuông góc với OB, mà OB là bán kính của đường tròn (O)
Do đó CB là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B
Vậy CB là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B.
Cho tứ giác ABCD. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của AD, BC và AC. Biết MP = PN. Chọn câu đúng.
Cho tam giác ABC có AB = AC, gọi D là trung điểm của BC. Chứng minh
a) Tam giác ADB bằng tam giác ADC.
b) AD là tia phân giác của góc BAC.
c) AD vuông góc BC.
Cho DABC đều cạnh a. Gọi I là trung điểm BC.
a) Tính \(\left| {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AC} } \right|\).
b) Tính \(\left| {\overrightarrow {BA} - \overrightarrow {BI} } \right|\).
Cho tam giác ABC có \(\widehat B = \widehat C\) . Tia phân giác của góc A cắt BC tại D. Chứng minh rằng:
a) Tam giác ADB bằng tam giác ADC
b) AB = AC.
Cho bảng biến thiên hàm số y = f(x) như sau:
So sánh f(– 2021) và f(– 1); \(f\left( {\sqrt 3 } \right)\) và f(2).
Cho tam giác ABC. Dựng phía ngoài tam giác các tam giác đều ABC', BCA', CAB'. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của CA’, AB’, AC’. Chứng minh rằng:
a) MN = PC.
b) Gọi O là giao điểm của MN và PC. Chứng minh \(\widehat {MOC} = 60^\circ \).
Bước 1: Gọi a, b, c, d lần lượt là tọa đọ của điểm A, B, C, D trên trục x’Ox. Ta có
\(\overline {AB} .\overline {C{\rm{D}}} \) = (b – a)(d – c) = bd – ad – bc + ac (1)
Bước 2: Tương tự \(\overline {AC} .\overline {{\rm{DB}}} \) = cb – ab – cd + ad (2)
Bước 3: Tương tự \(\overline {AD} .\overline {BC} \) = dc – ac – ba + ab (3)
Bước 4: Cộng (1), (2), (3) theo từng vế và rút gọn ta suy ra:
\(\overline {AB} .\overline {C{\rm{D}}} + \overline {AC} .\overline {DB} + \overline {A{\rm{D}}} .\overline {BC} = 0\)
Học sinh giải sai từ bước nào?
Cho A = (m; m + 1) ; B = (3; 5)
a) Tìm m để A hợp B là một khoảng. Xác định các khoảng đó.
b) A ∩ B ≠ ∅.
c) A ∩ B = ∅.
Cho tam giác ABC có a = 8, b = 10, \(\widehat C = 60^\circ \). Độ dài cạnh c là
Cho tam giác đều ABC cạnh a, gọi G là trọng tâm. Khi đó giá trị \(\left| {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {GC} } \right|\) là:
Tìm m để hàm số y = \(\sqrt {{x^2} + 4{\rm{x}} + m} \)có tập xác định là ℝ.
Rút gọn biểu thức sau
a) \(\sqrt {5 - 2\sqrt 6 } + \sqrt 2 \);
b) \(\sqrt {8 - 2\sqrt {15} } - \sqrt 5 \);
c) \(\sqrt {7 - 4\sqrt 3 } + 2\);
e) \(\sqrt {35 - 12\sqrt 6 } \);
g) \(\sqrt {7 - 3\sqrt 5 } \);
f) \(\sqrt {11 - 6\sqrt 2 } \).
Tìm giá trị thực của tham số m khác 0 để hàm số y = mx2 – 2mx – 3m – 2 có giá trị nhỏ nhất bằng – 10 trên ℝ.