Lớp 10A có 22 bạn chơi bóng đá, 25 bạn chơi cầu lông và 15 bạn chơi cả hai môn thể thao này. Hỏi lớp 10A có bao nhiêu bạn chơi ít nhất một trong hai môn?
A. 47;
B. 32;
C. 7;
D. 3.
Đáp án đúng là: B
Gọi A là tập hợp các học sinh của lớp 10A chơi bóng đá và B là tập hợp các học sinh của lớp 10A chơi cầu lông.
Số phần tử của A và B lần lượt là n(A) và n(B) nên n(A) = 22; n(B) = 25.
Ta có:
+) Tập hợp số học sinh chơi cả hai môn thể thao bóng đá và cầu lông là A ∩ B nên n(A ∩ B) =15.
+) Tập hợp số học sinh chơi ít nhất 1 trong 2 môn thể thao đó là A ∪ B.
Nên tổng số học sinh chơi ít nhất 1 trong 2 môn thể thao là n(A ∪ B).
Suy ra n(A ∪ B) = n(A) + n(B) ‒ n(A ∩ B) = 22 + 25 – 15 = 32.
Vậy có 32 học sinh chơi ít nhất một trong hai môn thể thao bóng đá và cầu lông.
Xác định tập hợp M = (A ∪ B) ∩ C trong trường hợp:
A là tập hợp các hình vuông, B là tập hợp các hình thoi, C là tập hợp các hình chữ nhật.
Xác định M = A ∩ B trong trường hợp A là tập hợp các tam giác đều, B là tập hợp các tam giác cân?
Lớp 10E của trường có 30 học sinh thích môn Vật lí, 15 học sinh thích môn Hóa học và 10 học sinh thích cả môn Vật lí và Hóa học. Hỏi lớp 10A có bao nhiêu học sinh chỉ thích Vật lí hoặc chỉ thích Hóa học biết mỗi học sinh của lớp đều thích môn Vật lí hoặc Hoá học.
Xác định A ∩ B trong trường hợp sau:
A = {(x; y)| x, y ∈ ℝ, 3x – y = 7}, B = {(x; y)| x, y ∈ ℝ, x – y = 1},
Xác định M = A ∪ B trong trường hợp A = {x | x ∈ ℕ, x ⋮ 4 và x < 10}, B là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 12.
>Điền vào chỗ trống: “Tập hợp các phần tử thuộc A hoặc thuộc B gọi là ….”