Bài tập Tuần 9: Trên đôi cánh ước mơ có đáp án
-
413 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy đọc bài “Thưa chuyện với mẹ” trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1, trang 85 và trả lời câu hỏi sau:
Từ khi nào thì Cương phát hiện ra mình thấy nhớ cái lò rèn cạnh trường?
Đáp án C
Câu 3:
Từ hai câu “Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề thợ rèn” và “Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn” cho thấy được tahsi độ của Cương thế nào?
Đáp án B
Câu 5:
Tìm và viết đúng chính tả:
a) 2 từ láy âm đầu l: (Mẫu: long lanh)
b) 2 từ láy âm đầu n: (Mẫu: nở nang)
c) 2 từ ghép có tiếng chứa vần uôn: (Mẫu: buôn bán)
d) 2 từ ghép có tiếng chứa vần uông: (Mẫu: ruộng nương)
a) lung linh, lóng lánh
b) nóng nảy, nôn nao
c) buôn làng, mong muốn
d) ăn uống, chiều chuộng
Câu 6:
Chọn từ ngữ dưới đây điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:
Ước muốn tầm thường, ước mơ, ước mơ cao đẹp
Người ta ai cũng phải có (1) …………………….. Những (2) ……………….. sẽ chắp cánh cho con người vượt qua bao ghềnh thác khó khăn, giúp con người làm nên bao điều kì diệu. Nhưng những (3) ………………….. sẽ níu kéo người ta lại,
làm cho con người trở thành nhỏ bé, yếu hèn.(1) Ước mơ
(2) ước mơ cao đẹp
(3) ước muốn tầm thường
Câu 7:
Gạch dưới các động từ trong mỗi dãy từ sau. Đặt 3 câu với 3 động từ trong số những động từ em vừa tìm được:
a) cho, biếu, đẹp, tặng, sách, mượn, lấy
b) ngồi, ghế, nằm, đi, đứng, chạy, nhanh
c) phấn khởi, lo lắng, hồi hộp, nhẹ nhàng
a) cho, biếu, đẹp, tặng, sách, mượn, lấy
- Bà vừa tặng em một cây bút chì mới.
b) ngồi, ghế, nằm, đi, đứng, chạy, nhanh
- Cả sáng nay, bé Lan ngồi ở nhà đọc sách.
c) phấn khởi, lo lắng, hồi hộp, nhẹ nhàng
- Em rất phấn khởi khi được học bổng.
Câu 8:
Ghép thêm vào sau từ “ước mơ” những từ ngữ thể hiện sự đánh giá. (Từ ngữ để chọn: đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng)
Ví dụ: Ước mơ viển vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột, …
Câu 9:
Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu vẽ tranh. Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ ý kiến của e. Hãy cùng bạn đóng vai để thực hiện cuộc trao đổi.
Em: Chị xem bức tranh này em vẽ có đẹp không?
Chị: Để chị xem nào! Ồ đẹp đấy. Đường nét mềm mại, màu sắc hài hòa, em có năng khiếu vẽ đấy Trang Nhung ạ!
Em: Có đúng như thế không chị. Hay chị nói động viên em?
Chị: Chị nói thật đấy mà.
Em: Chị ơi! Em rất thích học môn họa. Ngày nào em cũng lén dành một tiếng để vẽ đó. Em giấu không cho ai biết cả. Chị là người đầu tiên ấy. Hôm nay em muốn nói với chị chuyện này. Khi nào có điều kiện chị thử nói với bố mẹ cho em đi học thêm môn họa ở nhà văn hóa thiếu nhi của tỉnh. Được không chị?
Chị: Được chứ. Miễn sao em thích và kiên trì thực hiện cho bằng được. Nhân đây chị cũng nói cho em biết, Thời gian dành cho môn họa là nhiều đấy. Mặt khác kinh phí mua đồ dùng học tập cũng tốn kém.
Em: Chỉ cần chị ủng hộ em là em mừng rồi. Em sẽ sắp xếp thời gian hợp lí. Chỉ có tiền mua đồ dùng là em phải nhờ bố mẹ.
Chị: Em yên tâm. Chị sẽ ủng hộ em hết mình.
Em: Em cảm ơn chị nhiều lắm.