IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2: Xã hội cổ đại

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2: Xã hội cổ đại

Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 2 (Đề 1)

  • 2478 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở các quốc gia cổ đại phương Đông ngành kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo ?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 2:

Vì sao ngành công nghiệp phát triển sớm nhất và có hiệu quả nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 4:

Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện sớm hơn các quốc gia cổ đại phương Tây?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 7:

Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong điều kiện tự nhiên và kinh tế như thế nào? Hãy nêu những nét lớn về xã hội cổ đại phương Đông.

Xem đáp án

* Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong điều kiện tự nhiên và kinh tế:

   - Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành dựa trên điều kiện tự nhiên thuận lợi: Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc…hàng năm có phù sa màu mỡ, có nước tưới theo mùa.

   - Nền kinh tế chính của cư dân phương Đông là nông nghiệp lúa nước. Bên cạnh nông nghiệp, các ngành nghề thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng khá phát triển, đã tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên.

   - Nhờ điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế đó, các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành:

      + Ai Cập cổ đại được hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN.

      + Lưỡng Hà được hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN, do hàng chục nước nhỏ của người Su – me.

       + Ấn Độ vào giữa thiên niên kỷ IV TCN.

       + Trung Quốc cuối thiên niên kỷ III TCN.

   - Các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành từ khoảng thiên niên kỷ IV- III TCN, khi cư dân chưa hề biết tới công cụ bằng sắt.

* Những nét lớn về xã hội cổ đại phương Đông

Xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hóa sâu sắc thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị:

   - Giai cấp thống trị:

       + Vua chuyên chế nắm mọi quyền hành.

       + Quý tộc gồm các quan lại, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi, tôn giáo. Tầng lớp này sống sung sướng, dựa trên sự bóc lột nông dân.

   - Giai cấp bị trị:

       + Nông dân công xã, sống theo gia đình, có tài sản tư hữu nhưng vẫn duy trì và gắn bó với công xã. Họ là thành phần sản xuất chính trong xã hội; tự tiến hành sản xuất trên phần ruộng đất được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thủy lợi và thu hoạch; tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế. Họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.

       + Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, là những tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ không trả được hoặc bị phạm tội. Vai trò của họ là làm các việc nặng, khó, và hầu hạ quý tộc.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương