Thứ năm, 26/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh đông nam á cổ - trung đại có đáp án

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh đông nam á cổ - trung đại có đáp án

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh đông nam á cổ - trung đại có đáp án

  • 512 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á tồn tại trong khoảng thời gian nào?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á tồn tại trong khoảng thời gian từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X. (SGK - Trang 82)


Câu 2:

Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được coi là thời kì

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được coi là thời kì phát triển mạnh mẽ của văn minh Đông Nam Á với nhiều thành tựu rực rỡ. (SGK - Trang 82)


Câu 3:

Trong giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, yếu tố nào sau đây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Từ thế kỉ XVI, nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kì khủng hoảng, suy thoái và phải đối diện với sự xâm nhập của các nước phương Tây. Văn hóa phương Tây từng bước ảnh hưởng đến khu vực, làm xuất hiện thêm nhiều thành tựu mới. Đồng thời, đây cũng là thời kì hầu hết các vương quốc Đông Nam Á dần suy sụp và trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.


Câu 4:

Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp lúa nước, vừa lệ thuộc vừa gắn bó với thiên nhiên. Cư dân Đông Nam Á thờ các con vật gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp (trâu, cóc, chim, rắn, cá sấu,...), thờ thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,...

Tín ngưỡng phồn thực - tục cầu sinh sôi nảy nở tồn tại phổ biến ở khu vực Đông Nam Á dưới hình thức thời sinh thực khí Lin-ga và I-ô-ni, quan niệm về âm dương,...

Tín ngưỡng, phong tục thờ cúng tổ tiên có vị trí linh thiêng của cư dân Đông Nam Á. (SGK - Trang 82)


Câu 5:

Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á từ những quốc gia nào?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Đầu Công nguyên, Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á từ Trung Quốc và Ấn Độ, có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa ở nhiều quốc gia Đông Nam Á. (SGK - Trang 83)


Câu 6:

Hồi giáo được du nhập vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á khoảng thế kỉ VII - VIII qua con đường thương mại biển, đến thế kỉ XIII trở thành tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở nhiều nước Đông Nam Á. (SGK - Trang 83)


Câu 7:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp lúa nước, vừa lệ thuộc vừa gắn bó với thiên nhiên. Cư dân Đông Nam Á thờ các con vật gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp (trâu, cóc, chim, rắn, cá sấu,...), thờ thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,... (SGK - Trang 82)


Câu 8:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Đông Nam Á là khu vực đa tôn giáo, có sự du nhập của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo,… Các tôn giáo này có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của cư dân từng quốc gia trong khu vực. Nhìn chung, thời kì cổ - trung đại, các tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.


Câu 9:

Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Chữ Nôm của người Việt được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán của người Trung Quốc. (SGK - Trang 83)


Câu 10:

Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Phạn?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ sở chữ Phạn. (SGK - Trang 83)


Câu 11:

Cư dân các nước Đông Nam Á tiếp nhận chữ viết cổ Ấn Độ, Trung Quốc và sáng tạo thành chữ viết của mình nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Trên cơ sở chữ viết cổ Ấn Độ và Trung Quốc, cư dân các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra một hệ thống chữ viết riêng để ghi ngôn ngữ bản địa của mình như chữ Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ, Miến cổ, chữ Nôm,…


Câu 12:

Riêm Kê là tác phẩm văn học nổi tiếng của quốc gia nào sau đây?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Riêm Kê là bản trường ca sáng tác bằng thơ ca dân gian nổi tiếng của Cam-pu-chia. Cốt truyện của tác phẩm chủ yếu vay mượn từ sử thi Ra-ma-y-a-na của Ấn Độ.


Câu 13:

Ăng-co Vát là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia nào?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ăng-co Vát là công trình kiến trúc tiêu biểu của Cam-pu-chia. (SGK - Trang 84)


Câu 14:

Tháp Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Thạt Luổng là một tháp Phật giáo ở Viêng Chăn, Lào. Tòa tháp này được cho xây từ năm 1566, dưới triều của vua Xệt-tha-thi-lạt. Tháp xây theo hình dáng một nậm rượu, ở trên phế tích của một ngôi đền Ấn Độ vào thế kỷ XIII.


Câu 15:

Nghệ thuật điêu khắc ở Đông Nam Á thời cổ - trung đại chịu ảnh hưởng rõ nét của những quốc gia nào?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Nghệ thuật điêu khắc ở Đông Nam Á thời cổ - trung đại chịu ảnh hưởng rõ nét của điêu khắc Ấn Độ và Trung Quốc. (SGK - Trang 85)

Bắt đầu thi ngay