Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 16: Văn minh chăm-pa có đáp án

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 16: Văn minh chăm-pa có đáp án

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 16: Văn minh chăm-pa có đáp án

  • 459 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Chăm-pa?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Điều kiện tự nhiên của Chăm-pa: địa hình Chăm-pa phía tây là dãy Trường Sơn, phía đông là biển đảo, xen kẽ là dải đồng bằng nhỏ, hẹp, dọc ven biển, bị chia cắt bởi các con sông ngắn và những núi, đèo hiểm trở. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lụt là những bất lợi lớn của vùng đất này. Tuy nhiên, thiên nhiên cũng ưu đãi cho cư dân ở đây khá nhiều nguồn lợi: lâm thổ sản, các mỏ khoáng sản và nhiều vịnh, cảng tốt. (SGK - Trang 95)


Câu 2:

Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính là bộ tộc Dừa (Na-ri-bê-la-lam-sa) và bộ tộc Cau (Kra-mu-ka-lam-sa) được gọi chung là người Chăm. (SGK - Trang 95)


Câu 3:

Cư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ nào sau đây?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Cư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ Nam Đảo. (SGK - Trang 95)


Câu 4:

Chế độ nào sau đây được bảo lưu lâu dài trong cộng đồng người Chăm?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Cộng đồng người Chăm bảo lưu lâu dài chế độ mẫu hệ với vai trò chủ đạo của người phụ nữ trong quan hệ gia đình và hôn nhân. (SGK - Trang 95)


Câu 5:

Tổ chức xã hội của người Chăm được phân chia theo những yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình ba trục: cảng (phía đông) - thành (trung tâm) - trung tâm tôn giáo (phía tây). (SGK - Trang 95)


Câu 6:

Văn minh Chăm-pa bắt nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Văn minh Chăm-pa có cội nguồn là nền văn hóa Sa Huỳnh. (SGK - Trang 95)


Câu 7:

Văn minh Chăm-pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh nào sau đây?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Văn minh Chăm-pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ. Từ thời văn hoá Sa Huỳnh (khoảng thế kỉ V TCN), thông qua tầng lớp thương nhân, chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, mô hình nhà nước và pháp luật Ấn Độ đã du nhập vào Chăm-pa. Sự tiếp thu chọn lọc những thành tựu văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiết chế chính trị và xã hội Chăm-pa, góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ. (SGK - Trang 95)


Câu 8:

Nhà nước Chăm-pa theo thể chế nào sau đây?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Nhà nước Chăm-pa theo thể chế quân chủ chuyên chế. Đứng đầu bộ máy nhà nước là vua, theo chế độ cha truyền con nối. Dưới vua là hai vị đại thần (một đứng đầu ngạch quan văn, một đứng đầu ngạch quan võ). Ở cấp địa phương là đội ngũ ngoại quan quản lí các châu - huyện - làng. (SGK - Trang 95)


Câu 9:

Người có công lập ra nhà nước Chăm-pa là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập từ tay nhà Hán của người Chăm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên vào năm 192 đã dẫn đến sự thành lập nhà nước Lâm Ấp, tiền thân của nhà nước Chăm-pa. (SGK - Trang 96)


Câu 10:

Người Chăm cổ đã sáng tạo ra chữ cái của mình trên cơ sở tiếp thu loại chữ nào?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Khoảng thế kỉ III, trên cơ sở tiếp nhận chữ Phạn của Ấn Độ, người Chăm đã sáng tạo ra chữ Chăm cổ, gọi là A-kha Ha-y-áp. (SGK - Trang 96)


Câu 11:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa: cư dân Chăm-pa trồng lúa, các loại cây hoa màu và bông vải. Ở những thế kỉ đầu Công nguyên, người Chăm đã trồng được các loại lúa ngắn ngày, có khả năng chịu khô hạn. Thủ công nghiệp phát triển đa dạng với các nghề gạch, gốm, luyện kim, chế tạo thuỷ tinh, đóng thuyền,... Người Chăm rất giỏi nghề buôn bán bằng đường biển. Thương cảng Đại Chăm, Cù lao Chàm, Thị Nại, đóng vai trò quan trọng trên con đường mậu dịch biển quốc tế. (SGK - Trang 96)


Câu 12:

Bữa ăn hằng ngày của cư dân Chăm-pa thường là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Bữa ăn hằng ngày của cư dân Chăm-pa thường là cơm, rau và cá. (SGK - Trang 96)


Câu 13:

Sử thi của người Chăm-pa chịu ảnh hưởng của

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Văn học dân gian Chăm-pa đặc biệt phong phú về nhiều thể loại: sử thi, truyện cổ, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, câu đố,... Sử thi của người Chăm vừa mang màu sắc thần thoại Ấn Độ, vừa thấm đượm triết lí Bà La Môn giáo và Hồi giáo. (SGK - Trang 97)


Câu 14:

Từ thế kỉ III, tôn giáo nào sau đây trở thành tôn giáo chính ở Chăm-pa?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Từ thế kỉ III, Ấn Độ giáo trở thành tôn giáo chính ở Chăm-pa. (SGK - Trang 97)


Câu 15:

Loại hình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Loại hình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Chăm-pa là đền tháp. Những đền tháp Chăm là một khối vững chắc xây bằng gạch, có cửa chính và cửa giả gồm nhiều tầng, xếp nếp, tầng trên lặp lại tầng dưới nhưng nhỏ dần và tụ lại thành đỉnh nhọn vươn lên cao. (SGK - Trang 98)


Bắt đầu thi ngay