Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 19: Các dân tộc trên đất nước việt nam có đáp án
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 19: Các dân tộc trên đất nước việt nam có đáp án
-
1242 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Hiện nay ở Việt Nam có 54 dân tộc, phân bố trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam. (SGK - Trang 119)
Câu 2:
Dân tộc có số lượng đông nhất ở Việt Nam hiện nay là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Dân tộc có số lượng đông nhất ở Việt Nam hiện nay là dân tộc Kinh, chiếm hơn 80% dân số cả nước. (SGK - Trang 119)
Câu 3:
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau:
“......là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản”.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
“Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản”. (SGK - Trang 120)
Câu 4:
Hiện nay, ở Việt Nam có bao nhiêu ngữ hệ?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Hiện nay, ở Việt Nam có năm ngữ hệ, bao gồm: Nam Á, Thái - Ka-đai, H’Mông - Dao, Nam Đảo và Hán - Tạng. (SGK - Trang 120)
Câu 5:
Tiếng Việt thuộc ngữ hệ nào sau đây?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á. (SGK - Trang 120)
Câu 6:
Hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu nhóm ngôn ngữ?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hiện nay, ở Việt Nam có tám nhóm ngôn ngữ, đó là Việt - Mường, Môn - Khơ-me, Tày - Thái, Ka-đai, H’Mông - Dao, Nam Đảo, Hán và Tạng - Miến. (SGK - Trang 120)
Câu 7:
Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường thuộc ngữ hệ nào sau đây?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường thuộc ngữ hệ Nam Á. (SGK - Trang 120)
Câu 8:
Ngôn ngữ chính thức của nhà nước Việt Nam hiện nay là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của nhà nước Việt Nam hiện nay và là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc. (SGK - Trang 120)
Câu 9:
Một trong những đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Một trong những đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là vừa tập trung vừa xen kẽ, trong đó tình trạng cư trú xen kẽ khá phổ biến. Nơi cư trú tập trung là địa bàn các dân tộc đã sinh sống từ lâu đời, ở đó đồng bào quần tụ thành các đơn vị cư trú được gọi là bản, làng (các dân tộc miền núi phía bắc), buôn, làng (các dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên và Nam Trung Bộ), phum, sóc (dân tộc Khmer ở Nam Bộ). (SGK - Trang 120)
Câu 10:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hoạt động sản xuất của hầu hết các dân tộc ở Việt Nam?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Do địa bàn cư trú trải rộng trên nhiều địa hình khác nhau, có điều kiện tự nhiên khác biệt nên tập quán sản xuất của các dân tộc không hoàn toàn giống nhau. Một số dân tộc canh tác trên ruộng nước (ở vùng đồng bằng hoặc ở các thung lũng), số khác canh tác trên ruộng khô, nương rẫy hoặc kết hợp giữa ruộng nước và nương rẫy (ở miền núi, vùng cao). Hầu hết các dân tộc Việt Nam đều kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra, họ còn sản xuất thủ công nghiệp (dệt vải, đan lát, làm đồ gốm, làm đồ trang sức, làm nghề rèn, làm đồ gỗ,...) và buôn bán, trao đổi hàng hoá. Một số dân tộc có ngành nghề thủ công rất phát triển, tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang bản sắc dân tộc đậm nét. (SGK - Trang 121)
Câu 11:
Lương thực chính của các dân tộc ở Việt Nam là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Lương thực chính của các dân tộc ở Việt Nam là lúa, ngô. (SGK - Trang 122)
Câu 12:
Nhận định nào sau đây là không đúng về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Mỗi dân tộc ở Việt Nam có những nét riêng về trang phục, phản ánh điều kiện sống, cũng như tập quán và óc thẩm mĩ của các cộng đồng dân cư. Nhìn chung, trang phục của các dân tộc rất đa dạng về kiểu dáng, màu sắc cũng như hình thức và hoa văn trang trí. Trang phục của nữ giới gồm có váy hoặc quần, yếm, dây lưng, áo dài, áo chui đầu, choàng hoặc cài khuy, khăn, mũ (nón); trang phục nam giới có quẩn, khố, xà rông, áo ngắn, áo dài, khăn (một số dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên và Nam Trung Bộ hay đóng khố, cởi trần, khi trời lạnh thì choàng thêm tấm vải). Gắn liền với trang phục là các đồ trang sức như nhẫn, khuyên tai, vòng cổ, vòng đeo tay, vòng đeo chân, dây chuyền làm bằng vàng, bạc, đồng, tăng thú,... Ngày nay, ngoài trang phục truyền thống, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng trang phục giống như người Kinh. (SGK - Trang 122)
Câu 13:
Nhà ở của người Kinh, Hoa và Chăm chủ yếu là loại nhà nào?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Nhà ở của người Kinh, Hoa và Chăm chủ yếu là loại nhà trệt (làm trên nền đất bằng). (SGK - Trang 123)
Câu 14:
Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của các dân tộc ở Việt Nam?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam là tín ngưỡng dân gian (thờ cúng Trời, đất, các vị thần linh, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc, tin thờ các loại ma,...). (SGK - Trang 123)
Thờ thánh Ala là hoạt động tôn giáo.Câu 15:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của lễ hội đối với đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Việt Nam?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Trong đời sống văn hoá tinh thần của các dân tộc, lễ hội có một vai trò rất quan trọng. Lễ hội là dịp để con người gửi gắm ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, bày tỏ lòng biết ơn sự che chở, phù hộ của thần linh và tổ tiên đối với cộng đồng. Thông qua các hoạt động lễ hội, bản sắc văn hoá của các dân tộc được gìn giữ và truyền thừa qua các thế hệ. Đây cũng là dịp để các thành viên trong cộng đồng dân tộc gặp gỡ, giao lưu và thắt chặt tình đoàn kết. (SGK - Trang 124)