Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO

Đề kiểm tra Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 1)

  • 4268 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Con lừa già và người nông dân

       Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

      Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu gào thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
 
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
 
Chuyện gì đã xảy ra với chú lừa nhỏ?
Xem đáp án
Đáp án: B. Chú lừa bị ngã xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.

Câu 2:

Vì sao ông chủ của trang trại quyết định không cứu chú lừa?
Xem đáp án
Đáp án: A. Vì con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa.

Câu 3:

Lúc đầu chú lừa phản ứng như thế nào khi bị ông chủ đổ đất cát xuống?
Xem đáp án
Đáp án: D. Kêu gào thảm thiết.

Câu 4:

Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng?
Xem đáp án
Đáp án: D. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra.

Câu 5:

Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?
Xem đáp án

Đáp án: Mỗi khi gặp chuyện khó khăn, chúng ta nên bình tĩnh thì sẽ nghĩ ra cách để vượt qua khó khăn đấy.


Câu 7:

Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? 

Chú lừa đã tự mình thoát khỏi cái giếng - nơi mà chú tưởng như không thể ra được.

Xem đáp án
Đáp án A: Dấu gạch ngang có tác dụng giải thích về cái giếng nơi chú lừa mắc kẹt.

Câu 13:

Tập làm văn: Em hãy viết một bài văn tả chiếc cặp sách của em.

Dàn ý gợi ý:

a) Mở bài: Giới thiệu chiếc cặp mà mình muốn tả.

- Hoàn cảnh xuất hiện chiếc cặp: Ai mua tặng và vào dịp nào? Còn mới hay đã cũ?

b) Thân bài:

- Tả bao quát chiếc cặp:

+ Chiếc cặp đó được làm bằng chất liệu gì? Chiếc cặp đó có màu gì?

+ Chiếc cặp đó có hình dáng như thế nào?

- Tả đặc điểm từng bộ phận:

+ Các bộ phận bên ngoài của cặp: Mặt cặp trơn bóng hay nhám...? Xung quanh được viền bằng chỉ màu gì? Trước mặt cặp là dây kéo hay làm bằng khóa? Mặt cặp có vẽ bức tranh gì? Quai cặp được cấu tạo ra sao?....

+ Các bộ phận bên trong của cặp: Phía trong cặp có bao nhiêu ngăn? Mỗi ngăn được lót bằng mảnh vải như thế nào? Tác dụng của từng ngăn?

- Lợi ích, công dụng của chiếc cặp.

c) Kết bài: Nếu tình cảm, lời hứa của mình với chiếc cặp
Xem đáp án

Đáp án:

Đoạn văn tham khảo:

Bước vào năm học mới, bố tặng em một chiếc cặp sách mà bố đã mua ở quầy đồ dùng thiếu nhi. Từ buổi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.

Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rưỡi, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em.

Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng làm tăng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to, bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn.

Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hè phố tấp nập người qua lại. Em dùng tay ấn lên hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn em. “Tách! Tách!” Âm thanh phát ra từ ổ khóa nghe thật vui tai! Khi nắp cặp được mở, lộ ra hai ngăn được lót bằng những mảnh vải nỉ mềm, mỏng với những đường sọc vằn như những nét hoa văn trang nhã.

Ngăn cặp thứ nhất, em đựng sách vở. Ngăn thứ hai, em đựng các đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, bảng con, bông bảng, tập giấy kiếm tra in sẵn...

 

Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định.

Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi xoa mềm để giữ cặp được bền.

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương