Đề kiểm tra Vật lí 8 học kì 1 có đáp án (Mới nhất) (Đề 14)
-
2819 lượt thi
-
34 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một ô tô chở khách đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là sai?
Dựa vào lý thuyết:
- Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
- Vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật đứng yên so với vật mốc.
A. Đúng – Vật mốc được chọn là hành khách, vị trí của ô tô không thay đổi theo thời gian so với vị trí hành khách => Ô tô đứng yên so với hành khách.
B. Đúng – Vật mốc được chọn là mặt đường, vị trí của ô tô thay đổi theo thời gian so với mặt đường => Ô tô chuyển động so với mặt đường.
C. Đúng – Vật mốc được chọn là ô tô, vị trí của hành khách không thay đổi theo thời gian so với vị trí của ô tô => Hành khách đứng yên so với ô tô.
D. Sai – Vật mốc được chọn là người lái xe, vị trí của hành khách không thay đổi theo thời gian so với người lái xe => Hành khách đứng yên so với người xe chứ không phải chuyển động so với người lái xe.
Chọn đáp án D.
Câu 2:
Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ta đã chọn vật nào làm mốc?
Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ta đã chọn Mặt trời làm vật mốc.
Chọn đáp án C.
Câu 3:
Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.
Thả viên phấn từ trên cao xuống thì quỹ đạo mà viên phấn vạch ra trong không gian là đường thẳng.
Chọn đáp án D.
Câu 4:
Tính tương đối của chuyển động là gì?
Một vật được xem là chuyển động đối với vật này nhưng lại được xem là đứng yên đối với vật khác. Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật mốc. Do đó, chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
Chọn đáp án A.
Câu 5:
Chuyển động của phân tử Hidro ở 0oC có vận tốc khoảng 1700 m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800 km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn?
Tóm tắt:
v1 = 1700 m/s
v2 = 2800 km/h.
Chuyển động nào nhanh hơn?
Lời giải:
Đổi
So sánh: v1 = 1700 m/s < v2 = 8000 m/s
Vậy chuyển động của vệ tinh Trái đất nhanh hơn chuyển động của phân tử Hidro ở 0oC.
Chọn đáp án A.
Câu 6:
Tóm tắt:
v = 45 km/h
t = 2 h
s = ? km
Lời giải:
Quãng đường vận động viên đi được là:
Chọn đáp án C.
Câu 7:
Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì?
Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động.
Chọn đáp án A.
Câu 8:
Tóm tắt:
t = 15 phút
v = 35 km/h
s = ? km
Lời giải:
Đổi t = 15 phút = 0,25 h
Quãng đường người công nhân này đi được là:
Chọn đáp án B.
Câu 9:
Hai người cùng xuất phát một lúc từ hai điểm A và B cách nhau 75 km. Người thứ nhất đi xe máy từ A về B với vận tốc 25 km/h. Người thứ hai đi xe đạp B ngược về A với vận tốc 12,5 km/h. Sau bao lâu hai người gặp nhau và gặp nhau ở đâu? Coi chuyển động của hai người là đều.
Tóm tắt:
s = 75 km
AB: v1 = 25 km/h
BA: v2 = 12,5 km/h
t = ? và vị trí gặp nhau.
Lời giải:
Gọi t là thời gian hai người đi từ lúc xuất phát đến lúc gặp nhau.
Quãng đường người thứ nhất đi được cho đến lúc gặp nhau là: s1 = v1.t (1)
Quãng đường người thứ hai đi được cho đến lúc gặp nhau là: s2 = v2.t (2)
Do 2 người chuyển động ngược chiều nên tổng quãng đường đi được cho đến khi gặp nhau bằng khoảng cách ban đầu giữa 2 người nên: s = s1 + s2 (3)
Từ (1) (2) (3) ta có:
s = v1.t + v2.t = (v1 + v2).t
Thay t = 2 h vào (1) ta có: s1 = v1.t = 25.2 = 50 (km)
Vậy sau 2 h xuất phát thì 2 người gặp nhau tại vị trí cách A 50 km.
Chọn đáp án C.
Câu 10:
Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
A – Chuyển động chậm dần.
B – Chuyển động nhanh dần.
C – Chuyển động đều.
Chọn đáp án C.
Câu 11:
Khi nói ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 50 km/h là nói tới vận tốc nào?
Khi nói ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 50km/h là nói tới vận tốc trung bình.
Chọn đáp án A.
Câu 12:
Chuyển động không đều là chuyển động
Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Chọn đáp án B.
Câu 13:
Một người đi bộ đều trên đoạn đường đầu dài 3 km với vận tốc 2 m/s, đoạn đường sau dài 1,95 km người đó đi hết 0,5 giờ. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường là
Tóm tắt:
s1 = 3 km = 3000 m.
v1 = 2 m/s
s2 = 1,95 km = 1950 m.
t2 = 0,5 h = 1800 s.
vtb =?
Lời giải:
Thời gian người đó đi hết quãng đường đầu là:
Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường là:
Chọn đáp án D.
Câu 14:
Lực được biểu diễn qua các yếu tố nào?
Lực được biểu diễn qua 4 yếu tố: Gốc (điểm đặt), phương, chiều và độ lớn của lực.
Chọn đáp án D.
Câu 15:
Lực là nguyên nhân làm ………… vận tốc của chuyển động.
Chọn cụm từ thích hợp nhất trong các cụm từ sau:
Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
Chọn đáp án C.
Câu 16:
Trên hình vẽ là hình lực tác dụng lên vật theo tỉ lệ xích 1 cm tương ứng với 5 N.
Câu mô tả nào sau đây là đúng?
Lực F có điểm đặt tại vật, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15N.
Chọn đáp án D.
Câu 17:
Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về áp lực?
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Chọn đáp án D.
Câu 18:
Người ta dùng một cái đột để đục lỗ trên một tấm tôn mỏng. Mũi đột có tiết diện S = 0,0000004 m2, áp lực do búa đập vào đột là 60 N. Áp suất do mũi đột tác dụng lên tấm tôn là
Tóm tắt:
S = 0,0000004 m2
F = 60 N
p = ? N/m2
Lời giải:
Áp suất do mũi đột tác dụng lên tấm tôn là:
Chọn đáp án B.
Câu 19:
Một chiếc thuyền buồm di chuyển ở ngoài khơi, cánh buồn có diện tích là 20 m2, người ta đo được áp suất lên cánh buồm là 410 N/m2. Áp lực cánh buồm phải chịu là bao nhiêu?
Tóm tắt:
S = 20 m2
p = 410 N/m2
F = ? (N)
Lời giải:
Áp lực cánh buồm phải chịu là:
Chọn đáp án C.
Câu 20:
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Trong trường hợp mặt bị ép là mặt nằm ngang thì áp lực bằng trọng lượng của vật.
A. Người đứng cả hai chân => Áp lực bằng trọng lượng của người.
B. Người đứng co một chân => Áp lực bằng trọng lượng của người.
C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống => Áp lực bằng trọng lượng của người.
D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ => Áp lực bằng tổng trọng lượng của người và quả tạ.
Chọn đáp án D.
Câu 21:
Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?
Dựa vào công thức áp suất chất lỏng: p = d.h => vật ở càng sâu trong lòng chất lỏng thì áp suất tác dụng lên vật càng lớn.
Mặt khác ta có:
Khi áp suất p càng lớn mà diện tích S không đổi thì áp lực càng lớn. (Hình lập phương là hình có 6 mặt là hình vuông => diện tích các mặt bằng nhau).
Do đó, mặt dưới của hình lập phương chịu tác dụng lớn nhất của nước.
Chọn đáp án C.
Câu 22:
Một thợ lặn xuống độ sâu 36 m so với mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng của trung bình của nước là 10300 N/m3. Áp suất ở độ sâu mà người thợ lặn đang lặn là
Tóm tắt:
h = 36 m
d = 10300 N/m3
p = ? (N/m2)
Lời giải:
Áp suất ở độ sâu người thợ lặn đang lặn là:
p = d.h = 10300.36 = 370800(N/m2)
Chọn đáp án B.Câu 23:
Trên hình vẽ là một bình chứa chất lỏng. Sắp xếp áp suất tại các điểm theo thứ tự tăng dần.
Công thức tính áp suất chất lỏng:
p = d.h
Trong đó:
+ d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
+ h là chiều cao của cột chất lỏng (m)
+ p là áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m2)
Áp suất tại các điểm lần lượt là:
pA = d.hA; pB = d.hB; pC = d.hC; pD = d.hD; pE = d.hE
Với hA, hB, hC, hD, hE là khoảng cách từ các điểm A, B, C, D, E đến mặt thoáng chất lỏng.
Từ hình vẽ, ta dễ dàng thấy được: hA > hD > hC > hB > hE
=> pA > pD > pC > pB > pE
Chọn đáp án A.
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hướng của lực đẩy Ác-si-mét?
Lực đẩy Ác-si-mét có phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên.
Chọn đáp án A.
Câu 25:
Trong công thức tính lực đẩy Ác-si-mét F = d.V các đại lượng đại lượng d và V là gì?
Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V
Trong đó:
+ d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
+ V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
+ FA là lực đẩy Ác-si-mét (N)
Chọn đáp án D.
Câu 26:
Treo một vật nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ giá trị P1. Nhúng vật nặng trong nước, lực kế chỉ giá trị P2. Nhận xét nào đúng khi so sánh P1 và P2.
Treo một vật nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ giá trị P1 là trọng lượng của vật. Nhúng vật nặng trong nước, vật chịu thêm tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét có phương và chiều ngược với trọng lực tác dụng vào vật nên lực kế chỉ giá trị P2 nhỏ hơn P1.
Chọn đáp án B.
Câu 27:
Người ta nhúng một thanh sắt vào nước. Biết lực đẩy Ác-si-mét lên thanh sắt có giá trị bằng 20 N, trọng lượng riêng của nước là d = 10000 N/m3. Thể tích của thanh sắt này là
Tóm tắt:
FA = 20 N
d = 10000 N/m3
V = ? (m3)
Lời giải:
Thể tích của thanh sắt là:
Chọn đáp án A.
Câu 28:
Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V
Trong đó:
+ d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
+ V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
+ FA là lực đẩy Ác-si-mét (N)
Từ công thức ta thấy lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng vật chiếm chỗ.
Chọn đáp án D.
Câu 29:
Khi một vật nổi trên mặt nước, trọng lượng của nó và lực đẩy Ác-si-mét có quan hệ như thế nào?
Khi vật nổi trên mặt nước thì trọng lượng của vật nhỏ hơn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.
FA > P
Chọn đáp án B.
Câu 30:
Thả một vật hình cầu có thể tích V vào dầu hỏa, thấy thể tích của vật bị chìm trong dầu. Biết khối lượng riêng của dầu là D = 800 kg/m3. Hỏi khối lượng riêng của chất làm quả cầu là bao nhiêu?
Tóm tắt:
Vchìm = V
Ddầu = 800 kg/m3
Dvật = ? kg/m3
Lời giải:
Theo đề bài, vật bị chìm thể tích trong dầu nên lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là:
FA = ddầu.Vchìm = ddầu. V
Trọng lượng của quả cầu là: P = dvật.V
Khi vật nằm cân bằng trên mặt thoáng của chất lỏng thì:
P = FA
dvật.V = ddầu. V
dvật = ddầu
=> 10.Dvật = .10.Ddầu
Dvật = Ddầu = .800 = 400 (kg/m3)
Chọn đáp án D.
Câu 31:
A – Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế.
B – Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.
C – Tốc kế dùng để xác định sự nhanh chậm của chuyển động.
D – Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện.
Chọn đáp án C.
Câu 32:
Một phao bơi có thể tích 25 dm3 và khối lượng 5 kg. Hỏi lực nâng tác dụng vào phao khi chìm trong nước là bao nhiêu? Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
Tóm tắt:
V = 25 dm3
m = 5 kg
d = 10000 N/m3
F = ? (N)
Lời giải:
Đổi V = 25 dm3 = 0,025 m3
- Trọng lượng của phao là:
P = 10.m = 10.5 = 50 (N)
- Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên phao khi nhúng chìm phao trong nước là:
FA = d.V = 10000.0,025 = 250 (N)
- Do khi nhúng chìm phao trong nước thì lực đẩy Ác-si-mét và trọng lực tác dụng lên phao cùng phương nhưng ngược chiều nên lực nâng tác dụng lên phao là:
F = FA - P = 250 – 50 = 200 (N)
Chọn đáp án C.
Câu 33:
Thể tích của một miếng sắt là 2 dm3. Biết xăng có trọng lượng riêng (d) là 7000 N/m3
a) Tính lực đẩy Ác-si-mét khi nó được nhúng chìm trong xăng?
b) Giả sử vật được nhúng chìm trong xăng, giá trị FA có thay đổi theo độ sâu của vật trong một thùng xăng không? Tại sao?
Tóm tắt:
V = 2 dm3
d = 7000 N/m3
a) Vchìm = V
FA = ? (N)
b) FA có thay đổi theo độ sâu không? Tại sao?
Lời giải:
Đổi V = 2 dm3 = 0,002 m3
a) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là:
b) Giá trị FA không thay đổi theo độ sâu của vật trong một thùng xăng. Vì lực đẩy Ác-si-mét chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và phần thể tích của vật bị chất lỏng chiếm chỗ.
Câu 34:
Thể tích của một miếng nhôm là 10 dm3. Biết nước có d = 10 000 N/m3
a) Tính lực đẩy Ác-si-mét khi nó được nhúng chìm trong nước?
b) Giả sử vật được nhúng chìm trong nước, giá trị FA có thay đổi theo độ sâu của vật trong một thùng xăng không? Tại sao?
Tóm tắt:
V = 10 dm3, d = 7000 N/m3
a) Vchìm = V
FA = ? (N)
b) FA có thay đổi theo độ sâu không? Tại sao?
Lời giải:
Đổi V = 10 dm3 = 0,01 m3
a) Lực đẩy Ác-simét tác dụng lên vật là:
b) Giá trị FA không thay đổi theo độ sâu của vật trong một thùng xăng. Vì lực đẩy Ác-si-mét chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và phần thể tích của vật bị chất lỏng chiếm chỗ.