Đề kiểm tra Vật lí 8 học kì 1 có đáp án (Mới nhất) (Đề 15)
-
2821 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chọn phát biểu đúng khi nói về tốc độ trung bình?
A. Đúng
B. Sai – Vì tốc độ trung bình không phải là trung bình cộng của tốc độ.
C. Sai – Vì trong chuyển động không đều thì tốc độ trung bình thay đổi theo thời gian.
D. Sai – Vì trong chuyển động đều tốc độ không thay đổi theo thời gian.
Chọn đáp án A.
Câu 2:
Lực là đại lượng véctơ vì
Một đại lượng vừa có độ lớn, phương và chiều được gọi là đại lượng véctơ.
Chọn đáp án A.
Câu 3:
Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng, vật nổi lên khi
Điều kiện vật nổi, vật chìm:
- Vật nổi lên khi: FA > P (dl > dv)
- Vật lơ lửng khi: FA = P (dl = dv)
- Vật chìm xuống khi: FA < P (dl < dv)
Trong đó:
+ dl là trọng lượng riêng của chất lỏng.
+ dv là trọng lượng riêng của vật.
+ P là trọng lượng của vật.
+ FA lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.
=> Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng, vật nổi lên khi trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
Chọn đáp án B.
Câu 4:
Móc một quả nặng vào lực kế, số chỉ của lực kế 20 N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước thì số chỉ của lực kế
Nhúng chìm quả nặng vào trong nước thì quả nặng chịu thêm tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét hướng từ dưới lên trên nên số chỉ của lực kế giảm đi.
Chọn đáp án B.
Câu 5:
Tại sao khi lặn sâu người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn?
Khi lặn sâu người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn vì khi lặn càng sâu, áp suất của nước tác dụng lên người thợ lặn càng lớn.
Chọn đáp án C.
Câu 6:
Áp suất không có đơn vị đo là
Dựa vào công thức tính áp suất: => đơn vị của áp suất phụ thuộc vào đơn vị của áp lực và đơn vị của diện tích.
Đơn vị của áp lực là N, đơn vị của diện tích là m2, dm2, cm2…
=> Áp suất có đơn vị đo là N/m2, N/cm2. Ngoài ra, N/m2 còn được gọi là Paxcan.
=> Áp suất không có đơn vị đo là Niu tơn.
Chọn đáp án D.
Câu 7:
Dựa vào lý thuyết:
- Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
- Vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật đứng yên so với vật mốc.
A. Sai – Vật mốc được chọn là người lái thuyền, vị trí của thuyền không thay đổi theo thời gian so với người lái thuyền => thuyền đứng yên so với người lái thuyền.
B. Đúng – Vật mốc được chọn là bờ, vị trí của thuyền thay đổi theo thời gian so với bờ => thuyền chuyển động so với bờ.
C. Đúng – Vật mốc được chọn là người lái thuyền, vị trí của thuyền không thay đổi theo thời gian so với người lái thuyền => thuyền đứng yên so với người lái thuyền .
D. Đúng – Vật mốc được chọn là cây cối trên bờ, vị trí của thuyền thay đổi theo thời gian so với cây cối trên bờ => thuyền chuyển động so với cây cối trên bờ.
Chọn đáp án A.
Câu 8:
Tốc độ của chuyển động cho biết
Tốc độ của chuyển động cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
Chọn đáp án B.
Câu 9:
Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5 m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,2 km là
Tóm tắt:
v = 5 m/s
s = 0,2 km
t = ? (s)
Lời giải:
Đổi s = 0,2 km = 200 m.
Thời gian để vật đi hết quãng đường trên là:
Chọn đáp án D.
Câu 10:
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào làm giảm ma sát là
Câu 10.
A. tạo các rãnh trên bánh xe => tăng ma sát giữa bánh xe và mặt đường.
B. rắc cát trên đường ray tàu hoả vào trời mưa => tăng ma sát giữa tàu và đường ray.
C. bôi dầu mỡ vào các chi tiết máy => giảm ma sát giữa các chi tiết máy.
D. bôi nhựa thông vào dây đàn cò => tăng ma sát để tạo ra âm thanh.
Chọn đáp án C.
Câu 11:
Một học sinh nặng 40 kg đứng thẳng trên mặt đất, biết diện tích tiếp xúc của một bàn chân với mặt đất là 0,001 m2. Áp suất mà học sinh đó tác dụng lên mặt đất là bao nhiêu?
Tóm tắt:
m = 40 kg
S0 = 0,001m2
p = ? (Pa)
Lời giải:
- Trọng lượng của học sinh đó là:
P = 10.m = 10.40 = 400 (N)
- Diện tích tiếp xúc của hai bàn chân với mặt đất là:
S = 2.S0 = 2.0,001 = 0,002 (m2)
- Áp suất mà học sinh đó tác dụng lên mặt đất là:
Câu 12:
Một tàu ngầm lặn dưới biển ở độ sâu 180 m. Biết rằng trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300 N/m3.
a) Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu?
b) Tàu di chuyển đến nơi mà áp suất đo được là 21630000 N/m2. Hỏi tàu đã lặn xuống hay nổi lên? Tính áp lực tác dụng lên cửa kính quan sát của khoang tàu có diện tích là 0.2 m2
Tóm tắt:
h = 180 m
d = 10300 N/m3
a) p = ?
b) p1 = 21630000 N/m2, tàu đã lặn xuống hay nổi lên?
F = ? N biết S = 0,2m2
Lời giải:
a) Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là:
p = d.h = 10300.180 = 1854000 (N/m2)
b) Ta thấy p1 = d.h1 = 21630000 N/m2 > p = d.h = 1854000 N/m2
=> h1 > h => Tàu lặn xuống.
Áp lực tác dụng lên cửa kính quan sát của khoang tàu là:
Câu 13:
Một vật có khối lượng 682,5 g, khối lượng riêng 10500 kg/m3, được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là bao nhiêu?
Tóm tắt:
m = 682,5 g
D = 10500 kg/m3
d = 10000 N/m3
FA =?
Lời giải:
Đổi m = 682,5g = 0,6825 kg
- Thể tích của vật là:
- Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là:
FA = d.V = 10000.0,000065 = 0,65 (N)