IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Địa lý Trắc nghiệm Bài 13: Khí quyển của trái đất. Các khối khí. Khí áp và gió có đáp án

Trắc nghiệm Bài 13: Khí quyển của trái đất. Các khối khí. Khí áp và gió có đáp án

Trắc nghiệm Bài 13: Khí quyển của trái đất. Các khối khí. Khí áp và gió có đáp án

  • 298 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Không khí luôn luôn chuyển động từ

Xem đáp án

Đáp án A.

Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi áp cao về nơi áp thấp và sinh ra gió.


Câu 2:

Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án B.

Thứ tự các tầng khí quyển theo thứ tự sát mặt đất lên cao là: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.


Câu 3:

Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng

Xem đáp án

Đáp án C.

Đặc điểm tầng đối lưu

- Giới hạn: dưới 16km.

- Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp,…

- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.


Câu 4:

Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B.

Khối khí lạnh hình thành ở vùng có vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.


Câu 5:

Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng?

Xem đáp án

Đáp án A.

Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển (trên tầng bình lưu).


Câu 6:

Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là

Xem đáp án

Đáp án A.

Thành phần của không khí là Nitơ (78%), Ôxi (21%), hơi nước và các khí khác (1%).


Câu 7:

Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vành đai khí áp?

Xem đáp án

Đáp án C.

Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau từ Xích đạo về 2 cực.


Câu 8:

Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí?

Xem đáp án

Đáp án B.

Đặt tên khối khí dựa vào vị trí hình thành, tính chất và nhiệt độ (vùng có vĩ độ thấp; vùng có vĩ độ cao) và bề mặt tiếp xúc (trên biển và đại dương; trên đất liền).


Câu 9:

Nguyên nhân chủ yếu có khí áp xuất hiện trên Trái Đất là do

Xem đáp án

Đáp án B.

Mặc dù không khí có trọng lượng rất nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất =>Sức nén của không khí (khí quyển) đã tạo ra khí áp.


Câu 10:

Nguyên nhân chủ yếu ở các dãy núi cao có sự chênh lệch về nhiệt độ rất lớn giữa chân núi và trên đỉnh núi là do

Xem đáp án

Đáp án D.

Nguyên nhân ở các dãy núi cao có sự chênh lệch rất lớn về nhiệt độ dưới chân núi và trên đỉnh núi là do ở tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C nên ở các dãy núi, đỉnh núi cao thường nhiệt độ rất thấp. Ví dụ: Ở chân núi Phan-xi-pang (3143m) có thể là 270C nhưng ở đỉnh núi chỉ khoảng 140C.


Câu 11:

Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C.

Trên Trái Đất có 4 khối khí, đó là: Khối khí đại dương, lục địa, nóng và khối khí lạnh.


Câu 12:

Ở hai bên Xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 300Bắc vàNam về Xích đạo là
Xem đáp án

Đáp án D.

Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến (vĩ độ 300Bắc vàNam)về áp thấp Xích đạo.


Câu 13:

Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có

Xem đáp án

Đáp án C.

Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau.


Câu 14:

Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ giảm đi

Xem đáp án

Đáp án D.

Đặc điểm tầng đối lưu

- Giới hạn: dưới 16km.

- Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm chớp,…

- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.


Câu 15:

Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B.

Đặc điểm các tầng cao của khí quyển là

- Giới hạn: Từ 80km trở lên, nằm phía trên tầng bình lưu.

- Các tầng không khí cực loãng.

- Ít ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố tự nhiên và đời sống của con người.


Câu 16:

Gió Mậu Dịch còn được gọi là

Xem đáp án

Đáp án B.

Gió Tín Phong còn gọi là gió Mậu Dịch.


Câu 17:

Khí áp là gì?

Xem đáp án

Đáp án D.

Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo lên cực.


Câu 18:

Loại gió hành tinh nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án A.

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nước ta có hoạt động của gió hành tinh là gió Mậu dịch (còn gọi là gió Tín Phong). Còn gió mùa là loại gió hoạt động theo mùa và chỉ có ở một số khu vực trên thế giới nên không phải là gió hành tinh.


Bắt đầu thi ngay