IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Địa lý Trắc nghiệm Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới có đáp án

Trắc nghiệm Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới có đáp án

Trắc nghiệm Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới có đáp án

  • 607 lượt thi

  • 39 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quy mô dân số thế giới có xu hướng:

Xem đáp án

Quy mô dân số thế giới có xu hướng ngày càng lớn.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 2:

Quy mô dân số thế giới năm 2018 là:

Xem đáp án

Năm 2018, thế giới có 7,6 tỉ dân.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

 “Ngày càng ngắn lại” là đặc điểm của:

Xem đáp án

Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng ngắn lại.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 4:

Cho biết dân số năm 1927 là 2 tỉ người. Dân số năm 1999 là bao nhiêu nếu biết rằng từ năm 1927 đến năm 1999, dân số đã tăng thêm 4 tỉ?

Xem đáp án

Ta biết:

- Dân số năm 1927 là 2 tỉ người.

- Từ năm 1927 – 1999: tăng thêm 4 tỉ người.

- Vậy năm 1999 có số dân là: 2 + 4 = 6 (tỉ người).

Đáp án cần chọn là: D


Câu 5:

Cho biết dân số năm 1927 là 2 tỉ người. Dân số năm 1999 là 6 tỉ người. Hỏi, trung bình mỗi năm dân số tăng bao nhiêu người?

Xem đáp án

Ta biết:

- Dân số năm 1927 là 2 tỉ người.

- Dân số năm 1999 là 6 tỉ người.

Suy ra: 

- Từ năm 1927 – 1999 cách nhau: 1999 – 1927 = 72 năm

- Dân số tăng thêm là: 6 – 2 = 4 (tỉ người)

Vậy, trung bình mỗi năm dân số tăng lên: 

4.000.000.000 : 72 = 5.555.555,56 người (sấp sỉ 5,6 triệu người)

Đáp án cần chọn là: C


Câu 6:

Quốc gia nào có số dân đông nhất thế giới?

Xem đáp án

Quốc gia có số dân đông nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc, năm 2021, dân số Trung Quốc là 1,4 tỉ dân.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 7:

Châu lục có quy mô dân số nhỏ nhất thế giới là:

Xem đáp án

Trên toàn thế giới, châu Á chiếm 59,5% dân số, châu Phi chiếm 16,8%, châu Mỹ là 13,3%, châu Âu là 9,8% và châu Đại Dương 0,6%.

Vậy, châu Đại Dương có số dân thấp nhất thế giới.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 8:

Châu lục nào có số dân đông nhất thế giới:

Xem đáp án

Trên toàn thế giới, châu Á chiếm 59,5% dân số, châu Phi chiếm 16,8%, châu Mỹ là 13,3%, châu Âu là 9,8% và châu Đại Dương 0,6%.

Vậy, châu Á có số dân đông nhất thế giới.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 9:

Biết dân số thế giới năm 2018 là 7,6 tỉ dân. Số dân của Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 36,3% dân số thế giới. Vậy dân số của hai quốc gia này khoảng:

Xem đáp án

Ta có: 

- Dân số thế giới: 7,6 tỉ người

- Dân số Trung Quốc và Ấn Độ chiếm: 36,3% dân số thế giới.

- Vậy, dân số Trung Quốc và Ấn Độ là: 7,6 x 36,3% = 2,7588 (tỉ người), xấp xỉ 2,8 tỉ dân.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 10:

Dân cư trên thế giới phân bố:

Xem đáp án

Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều

Đáp án cần chọn là: D


Câu 11:

Tiêu chí để xác định sự phân bố dân cư trên thế giới là:

Xem đáp án

Để xác định được sự phân bố dân cư, người ta dùng tiêu chí mật độ dân số.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 12:

Đơn vị tính mật độ dân số là:

Xem đáp án

Mật độ dân số là số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ (người/km2).

Đáp án cần chọn là: C


Câu 13:

Châu Nam Cực không có dân cư sinh sống chủ yếu do:

Xem đáp án

Châu Nam Cực không có dân cư sinh sống bởi nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do khí hậu quá khắc nghiệt, lạnh lẽo, băng tuyết bao phủ một lớp dày, nhiệt độ trung bình thấp dưới 0oC, lượng mưa ít, phần lớn là tuyết.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 14:

Dân cư trên thế giới không phân bố thưa thớt ở:

Xem đáp án

Dân cư trên thế giới phân bố thưa thớt ở: trong các sa mạc (do khí hậu nóng, khô hạn), vùng cận cực (do khí hậu lạnh giá), trong rừng mưa nhiệt đới (do trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm từ các loài thú dữ...)

Dân cư tập trung đông (không thưa thớt) ở các sườn núi đón gió, do khí hậu nơi đó thường mát mẻ, mưa nhiều.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 15:

Những khu vực nào của châu Á có dân cư tập trung với mật độ cao nhất?

Xem đáp án

Các khu vực tập trung đông dân nhất ở châu Á là: Đông Á và Nam Á, với hai quốc gia có số dân đứng đầu thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 16:

Để tính mật độ dân số của một khu vực, người ta lấy:

Xem đáp án

Để tính mật độ dân số của một khu vực ta lấy: số dân chia cho diện tích của khu vực đó (người/km2).

Đáp án cần chọn là: B


Câu 17:

Cho biết dân số Việt Nam năm 2020 là 97,34 triệu người, diện tích nước ta là 331.212 km2. Hỏi mật độ dân số của Việt Nam là bao nhiêu?

Xem đáp án

Ta biết: Mật độ dân số = Số dân / Diện tích (người/km2)

Đổi: 97,34 triệu người = 97,34 x 1.000.000 = 97.340.000 người.

Áp dụng công thức, ta có mật độ dân số của Việt Nam năm 2020 là: 

97.340.000 : 331.212 = 293,9 (người/km2)

Đáp án cần chọn là: A


Câu 18:

Mật độ dân số ở Việt Nam năm 2020 là 293,9 người/km2. Giả sử, Tây nguyên có mật độ dân số là 89 người/km2. Nhận xét nào sau đây không đúng:

Xem đáp án

* Các nhận xét đúng: 

- Khu vực Tây Nguyên có mật độ dân số thấp và có dân cư thưa thớt (Đúng vì mật độ dân số của Tây Nguyên thấp so với mức trung bình cả nước)

- Mật độ dân số cả nước cao hơn Tây Nguyên 3,3 lần (Ta lấy 293,9 : 89 = 3,3)

* Nhận xét không đúng: Tây Nguyên có khí hậu khô hạn nên dân cư thưa thớt.

Vì Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, có một mùa mưa và mùa khô, khí hậu không khô hạn. Nguyên nhân khiến cho khu vực này thưa dân chủ yếu do địa hình là các cao nguyên cao, giao thông không thuận lợi.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 19:

Tại sao hoang mạc Xahara có mật độ dân số thấp?

Xem đáp án

Hoang mạc Xahara do khí hậu quá nóng và khô hạn, lượng mưa ít và bề mặt chủ yếu là cát, không canh tác được, giao thông khó khăn, nên dân không tập trung đông.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 20:

Những nơi đông dân thường không có vị trí địa lý như thế nào?

Xem đáp án

Những nơi đông dân thường có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông và cư trú như ven các vùng biển và hải cảng, trên các đồng bằng châu thổ hoặc trong các thành phố lớn.

Sâu trong lục địa, dân cư thường không đông do tính chất lục địa khô hạn của khí hậu.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 21:

Ngày nay, xu hướng di dân của con người thường tập trung đến:

Xem đáp án

Có nhiều xu hướng di dân trên thế giới, nhưng đa phần dân cư sẽ tập trung đến các khu đô thị lớn do có điều kiện sống tốt, hiện đại, giao thông thuận lợi, kinh tế phát triển.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 22:

Thành phố nào đông dân nhất thế giới?

Xem đáp án

Thành phố đông dân nhất thế giới là Tô-ky-ô (Nhật Bản)

Đáp án cần chọn là: D


Câu 23:

Siêu đô thị là các thành phố có số dân từ

Xem đáp án

Đô thị có số dân từ 10 triệu người trở lên được gọi là siêu đô thị.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 24:

Sự gia tăng của dân số và sự phát triển của kinh tế đã làm cho:

Xem đáp án

Sự gia tăng của dân số và sự phát triển của kinh tế đã làm cho số lượng các thành phố lớn gia tăng.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 25:

Châu lục nào trên thế giới có nhiều thành phố trên 1 triệu dân nhất?

Xem đáp án

Châu Á là châu lục có nhiều thành phố trên 1 triệu dân nhất thế giới.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 26:

Các thành phố lớn có vai trò như thế nào đến nền kinh tế thế giới?

Xem đáp án

Trong nền kinh tế toàn cầu, các thành phố lớn có vai trò rất quan trọng trong việc kết nối các nền kinh tế thế giới.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 27:

Những thành phố lớn ở châu Á có số dân từ 20 triệu người trở lên là:

Xem đáp án

Những thành phố trên 20 triệu dân ở châu Á là: Tô-ky-ô, Thượng Hải, Mum-bai,...

Đáp án cần chọn là: A


Câu 28:

Siêu đô thị Cai-rô nằm trên quốc gia nào?

Xem đáp án

Cai-rô là siêu đô thị và thủ đô của Ai Cập.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 29:

Châu lục nào có ít siêu đô thị nhất thế giới?

Xem đáp án

Châu Đại Dương là châu lục ít siêu đô thị nhất.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 30:

Ở nước ta, đô thị nào có số dân đông nhất?

Xem đáp án

Đô thị có số dân đông nhất Việt Nam hiện nay là thành phố Hồ Chí Minh với hơn 8,9 triệu dân.

Đáp án: C

Đáp án cần chọn là: C


Câu 31:

Phát triển bền vững là sự phát triển

Xem đáp án

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 32:

Tác động nào của con người không vì sự phát triển bền vững?

Xem đáp án

“Khai thác khoáng sản với số lượng lớn để xuất khẩu” không phải là việc làm đảm bảo sự phát triển bền vững, vì việc khai thác và sử dụng làm cho khoáng sản suy giảm về số lượng và chất lượng. Ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng khoáng sản của các thế hệ tương lai.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 33:

Mục tiêu cao nhất của sự phát triển bền vững là?

Xem đáp án

“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai”.

Do vậy, mục tiêu cao nhất của phát triển bền vững là: Đảm bảo cho nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 34:

Điều gì sẽ xảy ra nếu môi trường không khí không được bảo vệ?

Xem đáp án

Nếu không được bảo vệ, môi trường không khí sẽ ngày càng ô nhiễm.

Đáp án cần chọn là: BCâu 63. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Cho nhận định: “Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ sự sống và duy trì sự phát triển của con người”. Đúng hay sai?

Đúng, vì:

- Bảo vệ tự nhiên như không khí, đất, nước, ... khỏi sự ô nhiễm góp phần bảo vệ sức khỏe cho con người khỏi các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, ung thư,...

- Khai thác tài nguyên tiết kiệm và hợp lý: góp phần đảm bảo cho việc phát triển kinh tế - xã hội của con người ở hiện tại cũng như trong tương lai.


Câu 35:

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí không phải là:

Xem đáp án

Ô nhiễm không khí được gây ra bởi nhiều nguyên nhân:

- Khói bụi từ các phương tiện giao thông

- Khí thải từ các nhà máy công nghiệp

- Khí thải sinh hoạt, từ các bãi rác...v...v....

Khí CO2 do thực vật nhả ra trong quá trình hô hấp không phải nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 36:

Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên không nhằm:

Xem đáp án

Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên không làm cho tài nguyên ngày càng giàu có.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 37:

Vai trò của bảo vệ tự nhiên không phải là:

Xem đáp án

Vai trò của bảo vệ tự nhiên là:

Bảo vệ được không gian sống của con người

Đảm bảo cho con người sống trong môi trường trong lành

Tạo điều kiện thuận lợi cho con người phát triển kinh tế - xã hội

Bảo vệ tự nhiên không góp phần khiến cho tuổi thọ của con người cao hơn, vì môi trường chỉ quyết định một phần đến sức khỏe con người, phần còn lại phụ thuộc vào nếp sống điều độ để duy trì tuổi thọ.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 38:

Đối với tài nguyên khoáng sản, cần làm gì để khai thác thông minh?

Xem đáp án

Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi, do vậy trong quá trình khai thác cần sử dụng tiết kiệm và tận dụng các vật liệu, nguồn năng lượng khác thay thế.

Ví dụ: Tái chế lại sắt vụn để sử dụng, sử dụng năng lượng Mặt Trời thay cho việc tạo ra điện từ than,...

Đáp án cần chọn là: D


Câu 39:

Loại tài nguyên nào trên Trái Đất không thể phục hồi?

Xem đáp án

Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi.

Đáp án cần chọn là: C


Bắt đầu thi ngay