IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên có đáp án

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên có đáp án

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên có đáp án

  • 719 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua mấy bước?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, được thực hiện qua 5 bước:

(1) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu;

(2) Hình thành giả thuyết;

(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết;

(4) Thực hiện kế hoạch;

(5) Kết luận.


Câu 2:

Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?

(a) Hình thành giả thuyết

(b) Quan sát và đặt câu hỏi

(c) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết

(d) Thực hiện kế hoạch

(e) Kết luận

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua 5 bước lần lượt như sau:

- Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu;

- Hình thành giả thuyết;

- Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết;

- Thực hiện kế hoạch;

- Kết luận.


Câu 3:

Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện bao nhiêu kĩ năng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện 7 kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình.


Câu 4:

Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện 7 kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình.


Câu 5:

Chức năng quan trọng của dao động kí là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Chức năng quan trọng của dao động kí là hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian. Trên màn hình của dao động kí sẽ xuất hiện một đường cong sáng biểu diễn sự biến đổi của tín hiệu điện theo thời gian.


Câu 6:

Cấu tạo đồng hồ đo thời gian dùng cổng quang điện gồm những bộ phận chính nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cấu tạo đồng hồ đo thời gian dùng cổng quang điện gồm hai bộ phận chính: đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.


Câu 7:

Để biết được quy luật biến đổi của tín hiệu âm truyền tới theo thời gian, người ta dùng dụng cụ đo nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Chức năng quan trọng của dao động kí là hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian. Căn cứ vào đó, ta biết được quy luật biến đổi của tín hiệu âm truyền tới theo thời gian.

Đồng hồ đo thời gian dùng cổng quang điện để đo thời gian chuyển động của một vật chuyển động nhanh trên một quãng đường.


Câu 8:

Cấu trúc một bài báo cáo không có đề mục nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cấu trúc một bài báo cáo thường có các đề mục: tên đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giải thuyết khoa học, kế hoạch thực hiện, triển khai kế hoạch, rút ra kết luận nghiên cứu.


Câu 9:

“Gió mạnh dần, mây đen kéo đến, có thể trời sắp có mưa”. Kĩ năng nào được thể hiện trong trường hợp trên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Kĩ năng quan sát: gió mạnh dần, mây đen kéo đến;

Kĩ năng dự báo: có thể trời sắp mưa;

Kĩ năng liên kết: gió mạnh, mây đen kéo đến là dấu hiệu của trời sắp mưa.


Câu 10:

Để đo thời gian chạy của vận động viên chạy 100m, dụng cụ dùng thích hợp nhất là?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sử dụng đồng hồ bấm giây để đo thời gian của vận động viên chạy 100m. Vì đồng hồ bấm giây có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp.

Đồng hồ đo thời gian dùng cổng quang điện để đo các vật chuyển động nhanh, còn đồng hồ cát với đồng hồ treo tường đo thời gian ngắn sẽ không chính xác.


Bắt đầu thi ngay