Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh có đáp án

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh có đáp án

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh có đáp án

  • 705 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho các bước thí nghiệm sau:

(1) Rửa sạch lá cây trong cốc nước ấm.

(2) Dùng băng giấy đen che phủ một phần lá cây ở cả hai mặt, đặt cây vào chỗ tối ít nhất hai ngày.

(3) Bỏ lá cây vào cốc thủy tinh hoặc đĩa petri, nhỏ vào vài giọt dung dịch iodine pha loãng rồi quan sát về sự thay đổi màu sắc của lá cây.

(4) Tắt bếp, dùng panh gắp lá và cho vào ống nghiệm có chứa cồn 90o, đun cách thủy trong vài phút (hoặc cho đến khi lá mất màu xanh lục).

(5) Đem chậu cây ra để chỗ có ánh nắng trực tiếp (hoặc để dưới ánh sáng của bóng đèn điện 500 W) từ 4 - 8 giờ.

(6) Sau 4 - 8 giờ, ngắt chiếc lá thí nghiệm, tháo băng giấy đen, cho lá vào cốc thủy tinh đựng nước cất, sau đó đun lá trong nước sôi khoảng 60 giây.

Trình tự các bước thực hiện thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Quy trình thí nghiệm đúng gồm:

- Bước 1: Dùng băng giấy đen che phủ một phần lá cây ở cả hai mặt, đặt cây vào chỗ tối ít nhất hai ngày.

- Bước 2: Đem chậu cây ra để chỗ có ánh nắng trực tiếp (hoặc để dưới ánh sáng của bóng đèn điện 500 W) từ 4 - 8 giờ.

- Bước 3: Sau 4 - 8 giờ, ngắt chiếc lá thí nghiệm, tháo băng giấy đen, cho lá vào cốc thủy tinh đựng nước cất, sau đó đun lá trong nước sôi khoảng 60 giây.

- Bước 4: Tắt bếp, dùng panh gắp lá và cho vào ống nghiệm có chứa cồn 90o, đun cách thủy trong vài phút (hoặc cho đến khi lá mất màu xanh lục).

- Bước 5: Rửa sạch lá cây trong cốc nước ấm.

- Bước 6: Bỏ lá cây vào cốc thủy tinh hoặc đĩa petri, nhỏ vào vài giọt dung dịch iodine pha loãng rồi quan sát về sự thay đổi màu sắc của lá cây.


Câu 2:

Cho các bước tiến hành thí nghiệm được mô tả trong hình vẽ dưới đây:

 Cho các bước tiến hành thí nghiệm được mô tả trong hình vẽ dưới đây:Thí nghiệm trên nhằm chứng minh  (ảnh 1)

Thí nghiệm trên nhằm chứng minh

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Iodine được dùng làm thuốc thử tinh bột vì dung dịch iodine tương tác với tinh bột tạo màu xanh tím đặc trưng → Thí nghiệm trên nhằm xác định sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh.


Câu 3:

Iodine trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh có vai trò là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Iodine được dùng làm thuốc thử tinh bột vì dung dịch iodine tương tác với tinh bột tạo màu xanh tím đặc trưng.


Câu 4:

Trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh, việc đặt cây thí nghiệm vào chỗ tối 2 ngày nhằm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh, việc đặt cây thí nghiệm vào chỗ tối 2 ngày nhằm làm tạm dừng quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho tinh bột hình thành trong lá trước đó được vận chuyển hoặc phân giải hết. Điều này sẽ đảm bảo được tính chính xác của kết quả khi nhỏ thuốc thử iodine.


Câu 5:

Trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh, khi nhỏ thuốc thử iodine, phần lá bị che không xuất hiện màu xanh tím đặc trưng là do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phần lá bị che sẽ không nhận được ánh sáng → Phần lá này sẽ không tiến hành quá trình quang hợp, không tạo ra được tinh bột → Khi nhỏ iodine, sẽ không cho màu xanh tím đặc trưng.


Câu 6:

Cho các bước thí nghiệm sau:

(1) Đặt cốc A ở chỗ tối, cốc B ở chỗ có ánh sáng trực tiếp hoặc để dưới ánh đèn 4 - 8 giờ.

(2) Đổ khoảng 400 mL nước vào hai cốc thủy tinh (đánh dấu A, B).

(3) Lấy vài cây rong đuôi chó cho vào phễu thủy tinh, sau đó nhẹ nhàng đặt vào các cốc thủy tinh.

(4) Đổ đầy nước vào ống nghiệm, dùng tay bịt chặt miệng ống, sau đó cẩn thận úp ống nghiệm vào phễu sao cho không có bọt khí lọt vào.

(5) Quan sát hiện tượng xảy ra trong hai cốc thí nghiệm.

(6) Dùng tay bịt kín miệng ống nghiệm, lấy ra khỏi cốc. Sau đó, đưa nhanh que diêm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm và quan sát hiện tượng.

Trình tự các bước thực hiện thí nghiệm phát hiện có sự tạo thành khí oxygen trong quá trình quang hợp là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trình tự các bước thực hiện thí nghiệm phát hiện có sự tạo thành khí oxygen trong quá trình quang hợp là:

- Bước 1: Đổ khoảng 400 mL nước vào hai cốc thủy tinh (đánh dấu A, B).

- Bước 2: Lấy vài cây rong đuôi chó cho vào phễu thủy tinh, sau đó nhẹ nhàng đặt vào các cốc thủy tinh.

- Bước 3: Đổ đầy nước vào ống nghiệm, dùng tay bịt chặt miệng ống, sau đó cẩn thận úp ống nghiệm vào phễu sao cho không có bọt khí lọt vào.

- Bước 4: Đặt cốc A ở chỗ tối, cốc B ở chỗ có ánh sáng trực tiếp hoặc để dưới ánh đèn 4 - 8 giờ.

- Bước 5: Quan sát hiện tượng xảy ra trong hai cốc thí nghiệm.

- Bước 6: Dùng tay bịt kín miệng ống nghiệm, lấy ra khỏi cốc. Sau đó, đưa nhanh que diêm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm và quan sát hiện tượng.


Câu 7:

Cho các bước tiến hành thí nghiệm được mô tả trong hình vẽ dưới đây:

 Cho các bước tiến hành thí nghiệm được mô tả trong hình vẽ dưới đây:Thí nghiệm trên nhằm mục đích là (ảnh 1)

Thí nghiệm trên nhằm mục đích là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Oxygen là điều kiện cần để duy trì sự cháy → Việc sử dụng que đóm còn tàn đỏ đưa vào miệng ống nghiệm ở bước cuối chứng tỏ thí nghiệm trên nhằm mục đích là chứng minh sự tạo thành oxygen trong quá trình quang hợp.


Câu 8:

Trong thí nghiệm phát hiện có sự tạo thành khí oxygen trong quá trình quang hợp, việc thiết kế để cốc A ở chỗ tối, cốc B ở chỗ có ánh sáng nhằm mục đích

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Mục đích của việc thiết kế để cốc A ở chỗ tối, cốc B ở chỗ có ánh sáng nhằm mục đích tạo ra điều kiện quang hợp khác nhau để so sánh kết quả thí nghiệm: Để cốc A ở chỗ tối để cây ở cốc A không nhận được ánh sáng → không tiến hành quang hợp được; để cốc B ở chỗ có ánh sáng để cây ở cốc B nhận được ánh sáng → tiến hành quang hợp bình thường.


Câu 9:

Cho các bước tiến hành thí nghiệm được mô tả trong hình vẽ dưới đây:

Cho các bước tiến hành thí nghiệm được mô tả trong hình vẽ dưới đây:Trong thí nghiệm trên, sau khi đưa nhanh que diêm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm thì sẽ quan sát được hiện  (ảnh 1)

Trong thí nghiệm trên, sau khi đưa nhanh que diêm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm thì sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Ở ống nghiệm B, do nhận được ánh sáng đầy đủ nên cành rong ở ống nghiệm B tiến hành quá trình quang hợp thải khí oxygen → Khi đưa tàn đóm vào thì tàn đóm bùng cháy do oxygen là loại khí duy trì sự cháy.

- Ở ống nghiệm A, que đóm không bùng cháy trở lại do cành rong ở ống nghiệm A không nhận được ánh sáng để tiến hành quá trình quang hợp dẫn đến không có hiện tượng thải khí oxygen.


Câu 10:

Việc cho các loại cây thủy sinh (ví dụ như rong đuôi chó) vào các bể cá cảnh ngoài tác dụng tạo tính thẩm mĩ còn có tác dụng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Môi trường nước có nồng độ oxygen thấp mà cây thủy sinh có khả năng quang hợp tạo khí oxygen → Việc cho các loại cây thủy sinh (ví dụ như rong đuôi chó) vào các bể cá cảnh ngoài tác dụng tạo tính thẩm mĩ còn có tác dụng cung cấp thêm oxygen cho sinh vật sống trong bể cá.


Bắt đầu thi ngay