IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Trắc nghiệm KTPL 12 KNTT Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình có đáp án

Trắc nghiệm KTPL 12 KNTT Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình có đáp án

Trắc nghiệm KTPL 12 KNTT Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình có đáp án

  • 66 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Pháp luật Việt Nam quy định, độ tuổi kết hôn của nam giới là từ đủ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Pháp luật Việt Nam quy định, độ tuổi kết hôn của nam giới là từ đủ 18 tuổi trở lên.


Câu 2:

Trong trường hợp sau, anh T và bạn S đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân?

Trường hợp. Dù bố mẹ không đồng ý và khuyên ngăn, nhưng S (16 tuổi) vẫn kiên quyết tổ chức đám cưới với anh C (anh họ - con trai của chị gái ruột bố của S). Sau khi kết hôn, vì không có ruộng đất nên S phải đi làm thuê khắp nơi kiếm tiền chăm lo cho gia đình. Năng lực có hạn, việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh khiến cuộc sống của vợ chồng S càng ngày càng khó khăn, nhất là khi S sinh con gái đầu lòng và cháu bé không may bị nhiều dị tật bẩm sinh trên cơ thể khiến sức khoẻ suy yếu.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong trường hợp trên, S và chồng (anh họ) vi phạm quy định của pháp luật quyền và nghĩa vụ của công dân trong kết hôn, vì khi kết hôn với chồng, S chỉ mới 16 tuổi, chưa đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì những trường hợp có họ trong phạm vi ba đời sẽ không được kết hôn với nhau. S và chồng là anh em họ, do đó, hai người có mối quan hệ huyết thống đời thứ 3 với nhau. Như vậy, mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng S là trái pháp luật (vi phạm điểm d khoản 2 Điều 5 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).


Câu 3:

Trong trường hợp sau, anh M và chị K đã vi phạm quy định nào của pháp luật về hôn nhân?

Trường hợp. Anh M tâm sự với vợ (chị K) muốn mua một căn nhà, khoản tiền cần trả trước là 400 triệu đồng, khoản vay là 1,8 tỉ đồng. Tuy nhiên, anh M hiện đang trong danh sách khách hàng có khoản nợ xấu nên hai vợ chồng không thể vay thêm tiền ngân hàng. Anh bàn với vợ li hôn giả để chị K sau khi độc thân thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi nợ xấu của anh và có thể vay tiền mua nhà. Chị K rất tin tưởng chồng nên đã đồng ý làm theo. Tuy nhiên, sau khi chị K rút hết khoản tiền vay được đưa cho anh M thì anh không mua nhà như đã thoả thuận trước đó. Anh chuyển về quê sinh sống và mở trang trại nuôi lợn trên mảnh đất của bố mẹ để lại. Khi chị K tìm về quê thì phát hiện anh M đã đăng kí kết hôn và chuẩn bị tổ chức đám cưới với chị C (một người phụ nữ cùng xã với anh M).

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Anh M, chị K vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong li hôn, vì pháp luật cấm hành vi li hôn giả nhưng anh M và chị K vẫn thực hiện hành vi này để tránh ảnh hưởng từ nợ xấu ngân hàng.


Câu 4:

Nội dung nào dưới đây không đúng khi phản ánh về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình,...


Câu 5:

Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng không được

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng không được xúc phạm danh dự của nhau.


Câu 6:

Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không thể hiện ở việc vợ chồng cùng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không thể hiện ở việc vợ chồng cùng bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.


Câu 8:

Câu ca dao “Đói lòng ăn đọt chà là/ Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Câu ca dao “Đói lòng ăn đọt chà là/ Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ (con cái có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu).


Câu 9:

Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi Ích hợp pháp của con, không phân biệt đối xử giữa các con, không ngược đãi, ép buộc con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức,...


Câu 11:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng quyền và nghĩa vụ của con, cháu đối với ông bà, cha mẹ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau, già yếu. - Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.


Câu 12:

Câu tục ngữ “chị ngã, em nâng” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Câu tục ngữ “chị ngã, em nâng” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của anh chị em đối với nhau. Câu tục ngữ: “Chị ngã em nâng” trước hết mang ý nghĩa tả thực. Khi chị ngã thì em sẽ là người đỡ chị dậy. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ muốn nói đến tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Khi một người gặp phải khó khăn, người còn lại sẽ không ngại giúp đỡ, bảo vệ.


Bắt đầu thi ngay