Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX có đáp án (Phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX có đáp án (Phần 2)
-
2017 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước
Đáp án cần chọn là: A
Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
Câu 2:
Nước nào được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?
Đáp án cần chọn là: B
Pháp được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì các Pháp xuất khẩu tư bản ra nước ngoài phần lớn dưới hình thức cho vay lãi nặng
Câu 3:
Nhân tố nào đã khiến cho nhịp độ phát triển của nền kinh tế Pháp chậm lại từ cuối thế kỉ XIX?
Đáp án cần chọn là: A
Do hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ (1870-1871), nhịp độ phát triển công nghiệp Pháp chậm lại. Công nghiệp Pháp từ hàng thứ 2 thế giới đến cuối thế kỉ XIX tụt xuống hàng thứ 4
Câu 4:
Đến cuối thế kỉ XIX, nền công nghiệp Pháp đứng sau những nước nào?
Đáp án cần chọn là: B
Từ cuối thế kỉ XIX, nền công nghiệp Pháp đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Đức, Anh
Câu 5:
Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Đức là
Đáp án cần chọn là: D
Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản vẫn giữ vai trò quan trọng. Đường lối đối ngoại của Đức là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thỏa mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.
Câu 6:
Chế độ chính trị của Mĩ do hai đảng cầm quyền là
Đáp án cần chọn là: B
Chế độ chính trị của Mĩ đề cao vai trò tổng thống do hai đảng – Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, thay nhay cầm quyền thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
Câu 7:
Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, vị trí kinh tế của Mĩ trong nền kinh tế thế giới có sự thay đổi như thế nào?
Đáp án cần chọn là: B
Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, kinh tế Mĩ có sự phát triển nhanh chóng. Từ vị trí thứ 4 Mĩ đã vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp
Câu 8:
Nguyên nhân chính nào dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
Đáp án cần chọn là: A
Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu. Giai cấp tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc đại hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước
Câu 9:
Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?
Đáp án cần chọn là: B
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa vì vốn đầu tư vào thuộc địa ít mà thu lãi nhanh. Tuy nhiên, chính điều này lại là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu vị thế của Anh đối với các nước đế quốc khác.
Câu 10:
Vì sao đế quốc Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?
Đáp án cần chọn là: C
Đế quốc Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới với khoảng 33 triệu km2 với 400 triệu dân, chiếm ¼ diện tích và dân số thế giới, gấp 3 lần thuộc địa của Pháp và 12 lần thuộc địa của Đức.
Câu 11:
Đâu không phải là cơ sở thúc đẩy kinh tế Đức phát triển nhanh chóng vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
Đáp án cần chọn là: D
Thành công từ công cuộc thống nhất đất nước đã tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển của kinh tế Đức. Hơn nữa do giành được những quyền lợi từ Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp- Phổ và ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học- kĩ thuật vào sản xuất => kinh tế Đức phát triển nhanh chóng, vượt Anh, Pháp, vươn lên đứng đầu châu Âu
Câu 12:
Sự phát triển của công nghiệp Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX không xuất phát từ yếu tố nào sau đây?
Đáp án cần chọn là: C
Công nghiệp Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX phát triển trong điều kiện thuận lợi như:
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- Thị trường trong nước không ngừng mở rộng, thu hút hàng triệu nhân lực nhập cư của thế giới (nhất là từ châu Âu).
- Ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất.
- Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu và hoàn cảnh hòa bình lâu dài để phát triển.
Câu 13:
Tại sao nước Mĩ được mệnh danh là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”?
Đáp án cần chọn là: C
Kinh tế công nghiệp phát triển vượt bậc => hình thành các tổ chức độc quyền là những tơ-rớt, đứng đầu là những ông vua công nghiệp lớn như: “vua dầu mỏ”
Rôc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho... Đây là lí do gọi Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”.
Câu 14:
Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp có gì khác so với Anh?
Đáp án cần chọn là: A
- Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp là cho vay lãi để thu lợi nhuận, bao gồm cả nước giàu và nghèo.
- Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Anh là đầu tư trực tiếp cho thuộc địa(xây dựng nhà máy xí nghiệp...) do vốn đầu tư ít mà thu lãi nhanh. Hơn nữa còn do Anh có hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới nên đầu tư cho thuộc địa sẽ là lợi thế của Anh.
Câu 15:
Điểm tương đồng trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là gì?
Đáp án cần chọn là: D
Điểm tương đồng trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là hình thành các công ty độc quyền khống chế, chi phối toàn bộ nền kinh tế- chính trị- xã hội của quốc gia đó
Câu 16:
Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là
Đáp án cần chọn là: C
Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là Xanh-đi-ca và Tơ-rớt-
- Xanh-đi-ca: tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản độc lập về pháp lí nhưng không độc lập về thương mại mà có một ban quản trị chung quản lý việc tiêu thụ sản phẩm.
- Tơ-rớt là hình thức liên kết trong đó các thành viên tham gia hoàn toàn mất tính độc lập, họ chỉ là những công ty cổ phần. Quá trình sản xuất và lưu thông tập trung vào ban điều hành chung. Tơ-rớt có quy môn lớn hơn Các-ten và Xanh-đi-ca.
Câu 17:
Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đánh dấu sự chuyển biến gì của chủ nghĩa tư bản
Đáp án cần chọn là: C
Sự tập trung sản xuất và tập trung tư bản đã dẫn tới sự ra đời của các tổ chức độc quyền trong các ngành kinh tế, sau đó mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đánh dấu sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền.