Trắc nghiệm Văn 7 KNTT Biện pháp tu từ Nhân hóa có đáp án
-
1213 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Biện pháp tu từ nhân hóa là?
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
Có bao nhiêu kiểu nhân hóa?
Có 3 kiểu để nhân hóa:
- Kiểu 1: Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
- Kiểu 2: Dùng từ ngữ vốn để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
- Kiểu 3: Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
Khi sử dụng biện pháp nhân hóa, chú ý:
Khi sử dụng biện pháp nhân hóa, chú ý:
- Không được sử dụng biện pháp nhân hóa một cách tùy tiện
- Phân biệt được biện pháp nhân hóa với các biện pháp tu từ khác để sử dụng thật hợp lý
- Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa một cách linh hoạt
Đáp án cần chọn là: A, C, D
Câu 4:
Câu sau sử dụng kiểu nhân hóa gì?
“Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”
Lời giải
Câu trên dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5:
Câu sau sử dụng kiểu nhân hóa gì?
“Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chính.”
Lời giải
Dùng từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
Câu sau sử dụng kiểu nhân hóa gì?
“ Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”
Lời giải
Đoạn thơ sử dụng kiểu nhân hóa: trò chuyện, xưng hô với vật như với người
Đáp án cần chọn là: C